Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam: Huyện đoàn Đông Giang hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

PV - 10:33, 29/07/2021

Huyện đoàn Đông Giang (Quảng Nam) đã có nhiều việc làm thiết thực để hỗ trợ đoàn viên thanh niên lập nghiệp, tạo dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.

Anh Nguyễn Kim Đồng (áo sáng) ở thị trấn P’rao (điển hình lập nghiệp thành công) giới thiệu thiết bị ở cơ sở cửa nhôm của mình. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Anh Nguyễn Kim Đồng (áo sáng) ở thị trấn P’rao (điển hình lập nghiệp thành công) giới thiệu thiết bị ở cơ sở cửa nhôm của mình. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Thời gian qua, Huyện đoàn Đông Giang đã tư vấn, hỗ trợ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế đạt hiệu quả . Đơn cử tại xã Tư, anh Lâm Văn Thông chuyên trồng chè dây Razéh, sản phẩm đầu ra cung cấp cho Hợp tác xã đóng chân trên địa bàn, thu về hàng trăm triệu đồng/năm.

Hay tại xã Ba, anh Nguyễn Văn Lê Dũng với mô hình nuôi hơn 300 con dúi, mang lại thu nhập ổn định. Không lựa chọn trồng trọt hay chăn nuôi, một số bạn trẻ ở các xã Mà Cooih, xã Ba, thị trấn P’rao thành lập Tổ hợp tác thợ nề để nhận xây dựng nhà cửa, công trình cho đối tác có nhu cầu; còn thanh niên CLâu Lanh tại xã A Ting phát triển mô hình homestay.

Cuối tháng 3/2021, hơn 100 ĐVTN có ý tưởng khởi nghiệp, lập nghiệp trên địa bàn Đông Giang đã có dịp hội ngộ tại Diễn đàn đối thoại trực tiếp với Chủ tịch UBND huyện.

Tại diễn đàn, các bạn trẻ đã đưa ra các vấn đề về việc làm, khởi nghiệp và những khó khăn liên quan. Đồng thời đặt ra câu hỏi về chủ trương, giải pháp nào của huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ĐVTN trong học tập, lao động, sản xuất kinh doanh; đâu là chính sách hỗ trợ tuổi trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số…

Những câu hỏi đưa ra đã được lãnh đạo UBND huyện và các ban, ngành chức năng trả lời, trao đổi và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của thanh niên trong lập nghiệp.

Bí thư Huyện đoàn Đông Giang Nguyễn Thị Bích Liên cho hay, ngay tại diễn đàn, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành thành lập Tổ tư vấn hướng nghiệp huyện và Quỹ khởi nghiệp cấp huyện để hỗ trợ ĐVTN tham gia phát triển các mô hình kinh tế. Đây là cơ sở giúp tuổi trẻ được tư vấn để lựa chọn khởi nghiệp, lập nghiệp đúng hướng, việc tiếp cận nguồn lực không còn “tự bơi” như trước.

Những tháng đầu năm nay, Huyện đoàn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia xây dựng đề án trồng thí điểm cây măng cụt cho ĐVTN tại một số xã; cùng Phòng Lao động, Thương bình và Xã hội chuẩn bị tổ chức sàn giao dịch việc làm lần đầu tiên diễn ra trên địa bàn.

Tiếp tục đồng hành, Huyện đoàn Đông Giang sẽ phối hợp với Đoàn Thanh niên Công an tỉnh trao sinh kế hơn 30 con heo giống địa phương cho thanh niên có mô hình chăn nuôi. Tổ chức thí điểm mô hình trang trại nuôi gà (số lượng khởi đầu 200 con) và các loại cây ăn quả (bưởi da xanh, ổi và sầu riêng) tại mô hình khởi nghiệp của Nấm Homestay (xã A Ting).

Theo chị Nguyễn Thị Bích Liên, các mô hình này có hiệu quả kinh tế, đầu ra sản phẩm ổn định mà vốn đầu tư không quá cao, góp phần khuyến khích thanh niên nông thôn lao động sản xuất, phát triển kinh tế địa phương./.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.