Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Quảng Nam: Hiệu quả từ việc phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng

T. Nhân- H. Trường - 07:12, 03/12/2023

Thời gian qua, các đảng viên ở miền núi Quảng Nam, đặc biệt đảng viên là già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS thực sự là “cánh tay nối dài” của các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Để làm được việc đó, họ phải là những người tiên phong, gương mẫu được mọi người nể trọng.

Là đảng viên, Người có uy tín, ông Mạc Văn Min đã có nhiều đóng góp cho địa phương trong việc vận động người dân hiến đất làm đường. Ảnh Huy Trường
Là đảng viên, Người có uy tín, ông Mạc Văn Min đã có nhiều đóng góp cho địa phương trong việc vận động người dân hiến đất làm đường. (Ảnh Huy Trường)

Phát huy vai trò của Người có uy tín

Ông Mạc Văn Min (70 tuổi, người Cơ Tu, ở thôn Tống Cóoi, xã Ba) là một trong những Người có uy tín gương mẫu trong việc vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương. Mỗi khi gia đình nào có mâu thuẫn, hoặc có tranh chấp về đất đai, ông Min lập tức đến để vận động, hoà giải. “Rất nhiều vụ việc được mình hoà giải thành công. Người đồng bào DTTS rất trọng chữ tín, mình phải nói có lý, có tình để họ nhận thức được đúng sai thì cuộc hoà giả sẽ thành công”, ông Min nói.

Không chỉ thực hiện tốt vai trò hoà giải, ông Min còn đóng vai trò là hạt nhân trong vận động bà con hiến đất mở đường. Mới đây, khi Nhà nước có chủ trương làm đường dân sinh ngang qua địa bàn thôn Tống Cóoi, ông Min đã đứng ra vận động bà con hiến đất để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Sau hai đợt, ông Min đã vận động được hơn 30 hộ dân tự nguyện hiến hàng trăm mét đất để hoàn thiện đường liên thôn. “Để vận động được người dân, trước tiên mình phải làm gương. Thời điểm đó, gia đình tôi đã tự nguyện hiến một sào đất, rồi sau đó mới vận động người dân được”, ông Min chia sẻ.

Anh Riah Dung là đảng viên trẻ ở Tây Giang đã nỗ lực phát triển kinh tế gia đình. Ảnh Huy Trường
Anh Riah Dung là đảng viên trẻ ở Tây Giang đã nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, làm gương cho người dân noi theo. Ảnh Huy Trường

Theo ông Min, để phát huy vai trò tốt vai trò của một đảng viên, một Người có uy tín ở địa phương, trước tiên mình phải là người gương mẫu, phải thường xuyên học hỏi cập nhật kiến thức thì mới có thể tuyên truyền đến người dân một cách hiệu quả. Ngoài cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật, mình phải tìm tòi học hỏi về các nét văn hoá dân tộc Cơ Tu để thuận lợi hơn trong quá trình tuyên truyền, vận động người dân. Bởi nếu mình nắm rõ, thấu hiểu thì nói người dân mới hiểu được, mà hiểu được thì họ mới chấp hành tốt.

Tương tự, ông Bríu Thiện, Bí thư Chi bộ thôn Bhơ Hôồng (xã Sông Kôn, huyện Đông Giang) cũng là một trong những đảng viên đi đầu trong công tác vận động bà con phát triển kinh tế và giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp tại địa phương. Ngoài việc tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật đến người dân địa phương, ông Thiện cũng là người đứng ra vận động nhiều người dân tại địa phương hiến nhiều mét vuông đất để thực hiện xây dựng 4 nhà văn hoá thôn. Bên cạnh đó, ông Bríu Thiện còn là một trong số ít người nỗ lực giữ gìn nghề đan lát truyền thống của người Cơ Tu, đến nay ông Thiện đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho nhiều người dân trên địa bàn xã.

Ông Đoàn Ngọc Bình, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam), cho biết, trên địa bàn huyện có 79 Người có uy tín, hầu hết đều là đảng viên. Trong những năm vừa qua, bên cạnh thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, lực lượng Người có uy tín của địa phương còn phát huy tốt vai trò của đảng viên trong việc tuyên truyền, vận động người dân địa phương thực hiện tốt các chính sách, chủ trương của Nhà nước và những người này là “cánh tay nối dài” đáng tin cậy của các cấp uỷ đảng.

Hiện nay, nhiều đảng viên là người DTTS ở vùng cao đã và đang đầu tư phát triển kinh tế gia đình.
Hiện nay, nhiều đảng viên là người DTTS ở vùng cao đã và đang đầu tư phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng

Phân công đảng viên phụ trách, giúp đỡ quần chúng

Bà Đinh Thị Ngơi, Chủ tịch UBND xã Sông Kôn, huyện Đông Giang chia sẻ: Hiện nay, lực lượng đảng viên là già làng, Người uy tín tại địa phương phát huy rất tốt vai trò của mình tại địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia tốt các hoạt động của địa phương. Nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, chấp hành pháp luật, huyện Đông Giang đã tổ chức phân công cho các đảng viên, cán bộ thôn phụ trách kèm cặp, theo dõi, hỗ trợ cho các hộ dân nâng cao nhận thức pháp luật, cải thiện sinh kế.

Chia sẻ với phóng viên về vấn đề này, bà Ngơi nói: Những đảng viên này đều là những người gương mẫu, nhiệt huyết là “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc phổ biến pháp luật đến người dân. Bên cạnh đó, họ đóng vai trò nòng cốt trong việc hoà giải mâu thuẫn ở tại phương họ sinh sống, là người tích cực vận động người dân hiến đất để thực hiện các dự án dân sinh trên địa bàn. Ngoài ra, các đảng viên cũng thường xuyên hướng dẫn người dân về một số mô hình làm ăn hiệu quả. Qua đó giúp người dân có điều kiện cải thiện về kinh tế.

Ông Bríu Quân, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tây Giang cho biết, trong những năm qua, hầu hết lực lượng đảng viên là già làng, Người có uy tín, cán bộ thôn ở địa phương thực hiện rất tốt vai trò của mình. Trong các chương trình được chính quyền triển khai, lực lượng này chính là cầu nối trực tiếp giữa người dân với chính quyền, qua đó hỗ trợ cho chính quyền về nhiều mặt.

Lực lượng đảng viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở địa phương là “cánh tay nối dài” giúp chính quyền tuyên truyền, vận động các chính sách đến với người dân.
Lực lượng đảng viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở địa phương là “cánh tay nối dài” giúp chính quyền tuyên truyền, vận động các chính sách đến với người dân.

“Hiện nay, phần lớn cán bộ thôn, Người có uy tín ở địa phương đều là đảng viên. Họ đều là những người tiêu biểu, gương mẫu, được người dân tin yêu và tận tâm trong công việc.Nhìn chung, trong thời gian qua, lực lượng này đã phối hợp tốt với Mặt trận Tổ quốc huyện và các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân. Các đảng viên trên địa bàn được phân công phụ trách các hộ dân ở chi bộ mình sinh sống. Các đảng viên này vừa có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các hộ dân, vừa theo dõi, kèm cặp và hỗ trợ để người dân nâng cao nhận thức”, ông Bríu Quân cho biết thêm.

Đơn cử như ông Nguyễn Văn Sao, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Agrông (xã Atiêng). Trong những năm qua, ngoài việc thực hiện tốt công việc của mình, ông Sao đã hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ dân địa phương hoà giải nhiều vụ việc liên quan đến xích mích gia đình, mâu thuẫn vợ chồng, hoặc xóm giềng mâu thuẫn về đất đai. “Sau khi được tập huấn, mình vận dụng nhiều phương thức phù hợp để tuyên truyền cho người dân hiểu, người dân hiểu thì mới thấy được ý nghĩa mà cùng thực hiện. Ngoài việc hướng dẫn, tuyên truyền đến người dân, mình còn cập nhật một mô hình về làm ăn kinh tế hay ở một số địa phương để nói cho người áp dụng”, ông Sao cho hay.

Trong khi đó, nhận thấy ở địa phương có tiềm năng phát triển du lịch từ vườn cam, anh Riah Dung, Bí thư xã đoàn Ga Ry đã quyết tâm khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, với sản phẩm trồng cây cam đặc trưng của vùng cao xứ Quảng. Năm 2020, anh Dung đã trồng gần 10ha trồng cam và kết hợp với chăn nuôi chuồng trại, bước đầu đem lại hiệu quả. “Mục tiêu ban đầu ban đầu là mở rộng diện tích trồng cam để phát triển kinh tế gia đình, nhưng hiện nay giao thông địa phương đã thuận lợi, nên sẽ kết hợp để tiến đến làm du lịch. Mình là đảng viên, nên phải gương mẫu trong việc làm kinh tế gia đình, và sau đó có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhiều người dân khác lan rộng mô hình này”, anh Riah Dung cho biết thêm.

Nhờ được hỗ trợ nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, huyện miền núi Tây Giang hôm nay đã có nhiều đổi thay, khởi sắc. Ảnh Huy Trường
Nhờ được hỗ trợ nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, huyện miền núi Tây Giang hôm nay đã có nhiều đổi thay, khởi sắc. Ảnh Huy Trường

Không chỉ ông Sao, anh Dung, tại huyện Tây Giang còn rất nhiều đảng viên đã phát huy tích cực vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng các phong trào ở địa phương. Trong đó có thể kể đến như Bhing Phát, Trưởng thôn Pơr'ning, xã Lăng; Alăng Tỏa, Trưởng thôn Arâng, xã Axan; Alăng Thị Alớp, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Z'rượt, xã Anông, Ríah Thị Quá, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Dâm 1, xã Tr'hy,... Họ là lực lượng nòng cốt để triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.