Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Nam đầu tư dự án khoanh nuôi, bảo tồn gen giống cây dược liệu

T.Nhân - H.Trường - 11:07, 27/06/2024

Ngày 26/6, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án khoanh nuôi, trồng bảo tồn chủ động để bảo tồn gen và cung cấp vật liệu nhân giống các cây dược liệu khác tại huyện Nam Trà My.

Mục tiêu dự án là đầu tư khoanh nuôi, trồng bảo tồn chủ động nguồn gen gốc các loại cây dược liệu quý tại địa phương; cung cấp vật liệu nhân giống bảo đảm số lượng và chất lượng giống, cung ứng cho Nhân dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất trên quy mô lớn; góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

Quảng Nam tăng cường công tác bảo tồn gen và nhân giống Sâm Ngọc Linh
Quảng Nam tăng cường công tác bảo tồn gen và nhân giống Sâm Ngọc Linh

Dự án sẽ đầu tư trồng bảo tồn chủ động để bảo tồn gen và cung cấp vật liệu nhân giống các cây dược liệu như sa nhân tím (2ha), đảng sâm (2ha), đương quy (0,5ha), chè dây (0,5ha), khổ qua rừng, giảo cổ lam (0,5ha), bảy lá một hoa (1,5ha).

Dự án do UBND huyện Nam Trà My làm chủ đầu tư, thực hiện tại xã Trà Linh và Trà Nam trong năm 2024 - 2025 với tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng.

Ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, huyện đang tập trung triển khai trồng sâm Ngọc Linh tại 7 xã thuộc vùng quy hoạch. Số hộ tham gia trồng sâm tăng lên hằng năm, diện tích trồng được mở rộng.

Nếu như năm 2014, chỉ có 110 hộ tham gia với khoảng 65ha, thì đến nay đã có hơn 1.500 hộ đăng ký trồng hơn 1.650ha. Cùng với cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, đến nay đã thu hút được 18 doanh nghiệp đăng ký trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu dưới tán rừng, với diện tích đăng ký hơn 341ha...

Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cao Bằng đang đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống, tỉnh cũng chú trọng hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, tạo động lực thúc đẩy kinh tế số.