Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quảng Bình: Tăng "sức đề kháng" cho vùng đồng bào DTTS vượt qua đại dịch

Khánh Ngân - 10:38, 14/12/2021

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều lao động đã mất việc, người dân đã phải chi tiêu dè xẻn hơn. Đồng bào các DTTS vốn dĩ còn nhiều khó khăn vất vả, đại dịch càng làm cho đồng bào thêm nhiều nỗi lo toan. Tích lũy chưa có, “sức đề kháng” kinh tế yếu… thế nhưng đồng bào không “cô đơn”, chính quyền địa phương, xã hội luôn sát cánh cùng đồng bào, không để đồng bào ở lại phía sau.

Bí thư Đảng ủy xã Dân Hóa thay mặt bà con người Chứt, Bru Vân Kiều nhận quà của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình
Bí thư Đảng ủy xã Dân Hóa thay mặt bà con người Chứt, Bru Vân Kiều nhận quà của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình hỗ trợ

Chia sẻ trong khu phong tỏa

Tại xã Dân Hóa, huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình), nơi chủ yếu là đồng bào Chứt và Bru Vân Kiều sinh sống. Sau khi ghi nhận 4 ca dương tính với Covid-19 (tháng 7/2021), UBND huyện đã phong tỏa tạm thời một số khu vực trên địa bàn bản Bãi Dinh, bản K-Ai để bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19. Để kịp thời hỗ trợ đồng bào yên tâm phòng chống dịch, UBND huyện Minh Hóa đã phân bổ 5 tấn gạo, 100 chai dầu ăn, 100 chai nước mắm, 60kg cá khô và một số nhu yếu phẩm thiết yếu khác đến với bà con.

Cùng với số hàng nhu yếu phẩm của UBND huyện Minh Hóa phân bổ, đồng bào DTTS ở các bản cũng đã nhận được hơn 630 suất quà của Ủy ban MTTQ huyện Minh Hóa và các đơn vị, tổ chức các mạnh thường quân. Qua đó đã tiếp thêm động lực giúp bà con vượt qua giai đoạn khó khăn và chung tay phòng, chống dịch Covid-19.

Chủ tịch UBND xã Dân Hóa cho biết: Xã hiện có 943 hộ với gần 4.300 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Chứt và Bru Vân Kiều. Mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng hiện đồng bào ở 3 bản Bãi Dinh, K-Ai và Y Leng đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, các đơn vị tổ chức, chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm.

Đặc biệt, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình đã kêu gọi các nhà hảo tâm, cán bộ, công chức và người lao động Ban hỗ trợ đồng bào 329 suất quà, gồm cá khô, dầu ăn, nước mắm. Trong đó đã trao cho 209 hộ tại bản Bãi Dinh và 120 hộ tại bản K-Ai giảm bớt khó khăn trong thời gian cách ly, để cùng nhau phát huy tinh thần đoàn kết, phòng, chống dịch Covid-19. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình đã yên tâm chấp hành quy định về cách ly, phong tỏa không để dịch lây lan ra diện rộng.

Tiêm vắc xin cho đồng bào các DTTS ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch
Tỉnh Quảng Bình ưu tiên tiêm vắc xin cho đồng bào vùng biên giới, vùng đồng bào DTTS (Trong ảnh: Đồng bào DTTS ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch đang được tiêm văc xin)

Ổn định chỗ ở, tạo sinh kế cho đồng bào

Cùng với nhu yếu phẩm trong các điểm cách ly tập trung, thôn bản phong tỏa tạm thời, thì vấn đề giải quyết các chính sách dân tộc, các chương trình, hoạt đông hỗ trợ cho đồng bào DTTS tiếp tục được UBND tỉnh Quảng Bình hết sức quan tâm triển khai. Chỉ tính riêng những tháng cuối năm 2021, đã có hơn 200 ngôi nhà dành cho đồng bào DTTS ở các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh bàn giao vào sử dụng.  Đơn cử, khu tái định cư bản Cha Lo ( xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa); Bản Sắt (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh)… Đây là những hỗ trợ có ý nghĩa to lớn giúp đồng bào các DTTS sớm ổn định cuộc sống trong điều kiện đất nước có dịch.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động tới mọi mặt đời sống xã hội, lao động là người đồng bào DTTS không thể đi làm ăn xa, để bà con ổn định cuộc sống, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến Ngư tỉnh Quảng Bình, cũng đã hỗ trợ đồng bào ở bản An Bai, bản Hà Lẹc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy xây dựng mô hình kinh tế tại chỗ. 

Trung tâm Khuyến nông- Khuyến Ngư tỉnh Quảng Bình hỗ trợ mô hình nuôi dê sinh sản người Bru Vân Kiều ở bản An Bai (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thúy)
Trung tâm Khuyến nông- Khuyến Ngư tỉnh Quảng Bình hỗ trợ mô hình nuôi dê sinh sản người Bru Vân Kiều ở bản An Bai (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thúy)

Ngoài ra, Trung tâm cũng hỗ trợ thêm người Bru Vân Kiều ở bản Chôm xây dựng mô hình nuôi ngan thịt. Gia đình chị Hồ Thị Lý là một trong những hộ gia đình được hỗ trợ nuôi ngan, chị Lý vừa chia sẻ: Tham gia mô hình, gia đình chị được cấp 35 con ngan giống, thức ăn và đầy đủ thuốc phòng bệnh cho ngan. Ngoài ra trước khi nuôi, cán bộ khuyến nông- khuyến Ngư còn hướng dẫn kỹ thuật nuôi, đảm bảo tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt của ngan. 

Với mô hình này, gia đình chị an tâm đã có thêm thực phẩm cải thiện bữa ăn, cũng như thu nhập từ việc bán ngan. Từ những mô hình trực quan, đồng bào các DTTS có thể nhân rộng, đầu tư sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình, tìm hướng thoát nghèo ngay trong đại dịch.

Tăng "sức đề kháng" cho vùng đồng bào DTTS, biên giới

Đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình định cư chủ yếu ở các huyện vùng cao, xa trung tâm. Đây là những địa bàn yếu thế, việc tiếp cận thông tin, y tế còn nhiều khó khăn, do vậy, việc tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là thời gian qua việc tiêm văc xin phòng chống dịch covid-19 luôn được các cấp chính quyền ưu tiên, chú trọng để đồng bào được tiêm vắc xin sớm. 

Với chủ trương ưu tiên, đẩy nhanh tiến độ phủ sóng vắc xin vùng đồng bào DTTS, vùng miền núi, đến thời điểm này, những người từ 18 tuổi trở lên là người đồng bào DTTS đã được tiêm 2 mũi vắc xin là rất cao.

Ông Nguyễn Hữu Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết: Bên cạnh việc ưu tiên tiêm vắc xin phòng bệnh Covid-19 cho người dân vùng ven biển, có nguy cơ mắc bệnh cao… huyện Bố Trạch đã ưu tiên tiêm cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, miền núi trên địa bàn.

Bà con các DTTS ở Quảng Bình đã luôn được quan tâm của chính quyền địa phương, các đoàn thể. Tuy nhiên, để tăng “sức đề kháng” cho đồng bào các DTTS, về lâu dài, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, có những chính sách hỗ trợ đặc thù đối với đồng bào DTTS với những chính sách toàn diện hơn nhằm nâng cao năng lực, khả năng thích ứng của đồng bào DTTS, như: Tạo việc làm, tăng thu nhập... để giúp đồng boa DTTS vượt qua đại dịch, thích ứng với cuộc sống bình thường mới và thoát nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.