Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Quang Bình (Hà Giang) phát huy vai trò của Người có uy tín trong bài trừ hủ tục

Trung Hậu - 10:31, 30/10/2022

Trong những năm qua, Người có uy tín trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân, nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bài trừ hủ tục, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quang Bình (Hà Giang) phát huy vai trò của Người có uy tín trong bài trừ hủ tục
Người có uy tín vận động đồng bào bài trừ hủ tục

Những năm qua, tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, như các nghị quyết chuyên đề về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; nghị quyết về xóa bỏ các hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh; đề án về bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hoá đặc trưng của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; đề án Bảo tồn văn hóa truyền thống và nâng cao chất lượng dịch vụ các làng văn hóa du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; đề án Giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các DTTS cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020…

 Đặc biệt, ngày 1/5/2022, Tỉnh ủy Hà Giang ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về “Thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” thì, vai trò của già làng, trưởng bản Người có uy tín càng được phát huy, nhất là trong việc phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh tuyên truyền loại bỏ các hủ tục ra khỏi cuộc sống.

Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, những năm qua, Người có uy tín trên địa bàn huyện Quang Bình đã vận động đồng bào các dân tộc giữ gìn, phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp, xoá bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan, thực hiện nếp sống văn minh trong cưới, tang và lễ hội. Không những vậy, Người có uy tín còn vận động con cháu dòng họ, dòng tộc, người thân không tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút..

Thông qua vai trò, tiếng nói của Người có uy tín, một số hủ tục trong vùng đồng bào DTTS đã được bài trừ, suy nghĩ của người dân đã đổi thay. Đến thăm dòng họ Giàng thôn Khuổi Cuốm, xã Yên Hà, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang có tổng số 16 hộ với 85 khẩu. Các hộ gia đình trong dòng họ luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Các hộ gia đình trong dòng họ luôn duy trì các phong tục, tập quán văn minh và cắt bớt một số bước trong phong tục cũ như: Không tổ chức cho con cái kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật; không gả con cho anh em trong dòng họ có người cùng dòng máu trực hệ; thực hiện nghiêm việc đưa người nhà bị ốm đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, không làm lễ cúng để chữa bệnh. Đảm bảo cho các con đến trường đúng độ tuổi, không cho con nghỉ học giữa chừng; trong đám tang, các cháu gái đại diện chung nhau một cành hoa, bữa ăn trong đám tang được rút ngắn từ 3 bữa thành 2 bữa. Đối với lễ cúng đám tang tuỳ theo điều kiện của từng gia đình mà tổ chức cúng trâu, bò, lợn chỉ được giết mổ một con…

Ông Hoàng Văn Mới, ở thôn Chì, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang tích cực vận động bà con bài trừ hủ tục
Ông Hoàng Văn Mới, ở thôn Chì, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang tích cực vận động bà con bài trừ hủ tục

Là Người có uy tín, ông Hoàng Văn Mới, ở thôn Chì, xã Xuân Giang luôn tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân trong thôn không tảo hôn, không vi phạm hôn nhân cận huyết thống và cắt bớt một số bước trong phong tục cũ trong đám cưới, đám ma trong thôn. Gia đình ông cũng luôn đi đầu trong thực hiện xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không tệ nạn xã hội. Nhờ đó, mấy năm trở lại đây trên địa bàn thôn không có trường hợp nào tảo hôn, hôn nhân cận huyết thôn. Với phương châm mưa dầm thấm lâu, đặc biệt “bám chặt” vào các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín để tuyên truyền, vận động và ký cam kết xóa bỏ tập quán lạc hậu, nhiều thôn bản, khu dân cư đã xây dựng được nếp sống văn minh.

Việc tuyên truyền cho đồng bào về hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống có nhiều kênh, nhưng có một kênh quan trọng, đó chính là Người có uy tín truyên truyền đến từng hộ gia đình, làng xóm, cụm dân cư; tuyên truyền thông qua các buổi họp xóm, trong những ngày bà con tập trung để giúp nhau ngày công lao động gặt lúa, trồng ngô… Kết quả là từ khi được Người có uy tín tuyên truyền, các hộ ký cam kết ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đến nay chưa có hộ nào vi phạm và chưa có cặp vợ chồng nào vi phạm.

Có thể thấy, cùng với hệ thống chính trị, già làng, Người có uy tín đã tích cực phát huy vai trò tuyên truyền, vận động, giúp bà con vùng DTTS được cung cấp thông tin kịp thời, đúng đắn, đầy đủ để từ đó chủ động loại bỏ dần nhiều hủ tục đè nặng lên cuộc sống.

Nghị quyết số 27-NQ/TU của Tỉnh ủy Hà Giang đặt mục tiêu đến hết năm 2025 phấn đấu 75% trở lên các gia đình trong toàn tỉnh nhận thức được tác hại, hệ lụy của các phong tục, tập quán lạc hậu, sự cần thiết tham gia bài trừ các hủ tục, tập quán lạc hậu của gia đình, dòng họ. Đến năm 2030 cơ bản xóa bỏ được các hủ tục,  xây dựng nông thôn mới nâng cao và nếp sống văn minh.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.