Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Trang địa phương

Quảng Bình: Đứng thứ 2 toàn quốc về độ che phủ rừng với trên 68%

T.Hợp - 09:10, 22/03/2024

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 816/QĐ-BNN-KL công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023. Theo đó, Quảng Bình tiếp tục đứng thứ 2 toàn quốc về độ che phủ rừng với trên 68%...

Một góc Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong. Ảnh: Netin Travel
Một góc Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong. Ảnh: Netin Travel

Theo quyết định vừa công bố hiện nay diện tích rừng (gồm diện tích rừng chưa đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ) 14.860.309 ha, trong đó từng tự nhiên 10.129.751 ha; rừng trồng 4.730.557 ha. Diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ là 13.927.122 ha (rừng tự nhiên 10.129.751 ha, rừng trồng 3.797.371 ha). Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42,02%. 

Theo đánh giá của Cục Kiểm lâm, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc năm 2023 tăng 0,003% so với năm 2022, tương đương với tổng diện tích rừng tăng 1.079 ha. Riêng tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích rừng là 591.368 ha (rừng tự nhiên 469.961 ha, rừng trồng 121.407 ha); tỷ lệ che phủ rừng đạt 68,70%, tiếp tục đứng thứ hai cả nước.

Để đạt được kết quả trên, trong những năm qua, Quảng Bình luôn tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân trồng và bảo vệ rừng. Cùng với việc bảo vệ tốt rừng tự nhiên, tỉnh không ngừng tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa trồng rừng sản xuất, rừng gỗ lớn bằng những giống cây bản địa, qua đó góp phần phát triển kinh tế rừng bền vững. 

Đặc biệt, các giống cây bản địa có giá trị cáo như lim, dổi, sưa... được chính quyền địa phương, các tổ chức ưu tiên hỗ trợ để người dân dễ dàng tiếp cận và có cơ hội trồng thành các tán rừng lớn...

Năm 2023, tỉnh Quảng Bình trồng mới được hơn 9.000ha rừng tập trung và hàng triệu cây phân tán nhằm tiếp tục giữ vững, nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn. Đặc biệt, lần đầu tiên ở nước ta, Quảng Bình cùng với 5 tỉnh bắc trung bộ vừa được chi trả hàng trăm tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon rừng, mở ra cơ hội phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

Bên cạnh giá trị kinh tế bền vững từ rừng sản xuất, năm 2023, Quảng Bình được chi trả 82,4 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon rừng nên càng giúp cho người dân trên địa bàn thêm phấn khởi, hăng say trong công tác bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng.

Để tiếp nối những thành quả đã đạt được trong giai đoạn 2024 - 2025, tỉnh dự kiến sẽ được phân bổ khoảng 235 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng hàng triệu tấn carbon rừng.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.