Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

“Quán tính” a-mi-ăng

PV - 16:20, 05/03/2019

Mặc dù đã được cảnh báo về mức độ nguy hiểm của việc sử dụng các tấm lợp phi-brô xi-măng có chứa chất a-mi-ăng. Thế nhưng, các tấm lợp này dường như theo đà “quán tính” vẫn phát triển mạnh tại nhiều vùng dân tộc và miền núi.

Nhiều người DTTS vẫn sử dụng các tấm lợp có chứa a-mi-ăng. Nhiều người DTTS vẫn sử dụng các tấm lợp có chứa a-mi-ăng.

Theo báo cáo của ngành xây dựng, hiện nay mỗi năm nước ta vẫn sử dụng khoảng 70.000 tấn a-mi-ăng để sản xuất 90 triệu m2 tấm lợp phi-brô xi-măng. Trong số này có tới 95% được sử dụng ở các vùng nông thôn, miền núi. Rất nhiều người dân sử dụng nước mưa hứng từ các tấm lợp trong sinh hoạt hằng ngày. Hàng nghìn tấm lợp phi-brô xi-măng vỡ, hỏng bị vứt bỏ ở khe suối làm cho a-mi-ăng hòa tan vào nguồn nước...

Việc sử dụng các vật liệu có chứa a-mi-ăng đang tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của người dân. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), a-mi-ăng (kể cả a-mi-ăng trắng) là chất gây bệnh ung thư. Trên thế giới, mỗi năm có hơn 100 nghìn người chết vì các bệnh liên quan đến a-mi-ăng như, ung thư phổi, thanh quản, buồng trứng, ung thư trung biểu mô và bệnh bụi phổi a-mi-ăng.

Trước những nguy hại tiềm ẩn của a-mi-ăng, các cơ quan chức năng đã có những động thái nhất định trong việc hạn chế sử dụng. Cụ thể, ở nước ta đã cấm sử dụng a-mi-ăng nâu, a-mi-ăng xanh từ năm 1998 và cho phép sử dụng a-mi-ăng trắng với các yêu cầu nghiêm ngặt.

Thế nhưng, việc hạn chế bằng các khuyến cáo là chưa đủ mạnh mẽ. Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các chính sách thay thế sử dụng a-mi-ăng trong xây dựng. Trước hết, là các cơ quan chức năng, các tổ chức cần được đầu tư trong nghiên cứu vật liệu, giải pháp công nghệ thay thế.

Về phía Nhà nước cũng cần các chính sách trợ giá, trợ cước với các vật liệu an toàn không có a-mi-ăng. Phải làm sao để các vật liệu này “thắng thế” các vật liệu chứa a-mi-ăng không chỉ ở độ an toàn cho sức khỏe mà còn cả về giá thành. Có như vậy, chúng ta mới thực sự chặn đứng được guồng quay phát triển các vật liệu chứa chất độc hại.

KẺ SĨ

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!