Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phụ nữ Gia Lai chung tay đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Ngọc Thu - 10:05, 07/10/2022

Xác định những hệ lụy của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT), các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Gia Lai luôn chú trọng thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS về hôn nhân và gia đình. Qua đó, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hội LHPN xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền sinh động
Hội LHPN xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền sinh động

Điển hình là Đề án "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ" giai đoạn 2017 - 2021. Sau 4 năm triển khai, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Hội LHPN tỉnh Gia Lai đã tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ, trẻ em tại các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời, tập huấn kỹ năng cho 280 phụ nữ là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình, tảo hôn, HNCHT. Riêng năm 2021, toàn tỉnh thành lập mới 42 mô hình, CLB với 1.181 thành viên. Trong đó có 19 CLB "Phụ nữ nói không với tảo hôn và HNCHT".

Tại huyện Phú Thiện, Hội LHPN huyện đã thành lập 3 CLB “Phụ nữ nói không với nạn tảo hôn và HNCHT”, với 60 thành viên tại 3 xã: Ia Peng, Chư A Thai và Chrôh Pơnan. Các CLB đã hoạt động hiệu quả, góp phần hạn chế, ngăn chặn nạn tảo hôn và HNCHT trong đồng bào DTTS.

Chị Ksor H’Mlang, Chủ nhiệm CLB “Phụ nữ nói không với nạn tảo hôn và HNCHT” xã Chrôh Pơnan cho hay: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tảo hôn, là tình trạng học sinh bỏ học, tâm lý sớm có người nối dõi hoặc có thêm nhân công lao động trong gia đình… Tuy nhiên, từ khi CLB đi vào hoạt động, tình trạng này được hạn chế dần. Các thành viên thường xuyên tuyên truyền, chia sẻ, vận động chị em phụ nữ các thôn làng tuân thủ pháp luật, tập trung phát triển kinh tế. Từ đó, từng bước xoá bỏ đói nghèo, nâng cao đời sống của chị em.

Chị Nay H. (thôn Chrôh Pơnan, xã Chrôh Pơnan) bày tỏ: “Trước đây, mình nghỉ học và “bắt” chồng sớm nên cuộc sống vất vả lắm. Nay được chị em tuyên truyền, mình thay đổi suy nghĩ rồi, động viên con cháu lo học hành, làm kinh tế trước, sau khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật mới lập gia đình. Có như vậy, cuộc sống mới hạnh phúc”.

Hội LHPN tỉnh Gia Lai đã thành lập được 19 CLB "Phụ nữ nói không với tảo hôn và HNCHT" hoạt động hiệu quả
Hội LHPN tỉnh Gia Lai đã thành lập được 19 CLB "Phụ nữ nói không với tảo hôn và HNCHT" hoạt động hiệu quả

Ngoài ra, các cấp Hội còn chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn thư, tư vấn pháp luật, hỗ trợ tâm lý và cung cấp đường dây nóng để kịp thời giải quyết các vấn đề của phụ nữ và trẻ em gái tại cộng đồng... 

Đồng thời, phối hợp với ngành chức năng tổ chức hội thảo, bàn các giải pháp chống tảo hôn, HNCHT; trưng bày bộ tranh sản phẩm truyền thông công tác Hội với thông điệp "Bình yên và hạnh phúc cho phụ nữ và trẻ em"; đề xuất UBND các địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn, HNCHT. 

Cùng với đó, công tác tuyên truyền được các cấp hội thực hiện, với hình thức phong phú thông qua truyền hình, mạng xã hội, sách báo… có nội dung liên quan đến bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ.

Từ sự quyết tâm, với các giải pháp trên, đã góp phần giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và HNCHT của tỉnh Gia Lai theo các năm. Cụ thể, năm 2015 có 1.132 vụ tảo hôn nhưng đến năm 2020 đã giảm còn 869 vụ, tỷ lệ tảo hôn đã giảm được 0,34%. Đặc biệt, có các điểm sáng trong thực hiện giảm thiểu nạn tảo hôn, HNCHT như huyện Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Phú Thiện, Chư Păh…

Các thành viên của CLB "Phụ nữ nói không với tảo hôn và HNCHT" tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ các thôn, làng tuân thủ pháp luật, tập trung phát triển kinh tế
Các thành viên của CLB "Phụ nữ nói không với tảo hôn và HNCHT" tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ các thôn, làng tuân thủ pháp luật, tập trung phát triển kinh tế

Mặc dù các cấp chính quyền, đoàn thể Gia Lai đã có nhiều cố gắng, nhưng tình trạng tảo hôn và HNCHT trên địa bàn Gia Lai vẫn đang diễn ra khá phức tạp. Trong khi đó, việc xử phạt đối với người vi phạm, đặc biệt là người đồng bào DTTS gặp nhiều khó khăn, kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền còn hạn chế...

Bà Rơ Chăm H'Hồng, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Gia Lai, cho biết: Để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong cộng đồng dân cư nhằm giảm thiểu nạn tảo hôn và HNCHT trên địa bàn tỉnh, thời gian tới các cấp Hội phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về hệ lụy của vấn nạn này. 

Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao năng lực cho cán bộ phụ nữ là cộng tác viên dân số; biểu dương những tập thể, cá nhân, hộ gia đình thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình; xây dựng các mô hình can thiệp giảm tảo hôn và HNCHT tại các thôn, làng và nhân rộng CLB "Phụ nữ nói không với tảo hôn và HNCHT".

Tuy nhiên, cùng sự cố gắng của các cấp chính quyền, đoàn thể, bản thân phụ nữ, thanh niên, trẻ em cũng cần nỗ lực, cập nhật kiến thức để có thể tự vệ, tránh xa những hủ tục, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho chính mình và xã hội.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.