Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS

PV - 11:25, 17/07/2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện công tác gia đình và các nhiệm vụ thuộc Dự án 8 chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), giai đoạn 2023 - 2025.

Cô giáo, đoàn viên Mai Thị Lâm là giáo viên Trường mẫu giáo Sơn Thủy được phân công đứng lớp mẫu giáo lớp ghép 3 độ tuổi tại điểm trường Giá Gối, xã Sơn Thủy, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Trong ảnh: Cô giáo Mai Thị Lâm tuyên truyền, vận động phụ huynh và bà con người dân tộc Hrê cho con đi học. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Cô giáo, đoàn viên Mai Thị Lâm là giáo viên Trường mẫu giáo Sơn Thủy được phân công đứng lớp mẫu giáo lớp ghép 3 độ tuổi tại điểm trường Giá Gối, xã Sơn Thủy, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Trong ảnh: Cô giáo Mai Thị Lâm tuyên truyền, vận động phụ huynh và bà con người dân tộc Hrê cho con đi học. Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng công tác gia đình, trong đó có phòng, chống bạo lực gia đình trên cả nước. Qua đó, Ban Tổ chức góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội về công tác gia đình, trong đó có phòng, chống bạo lực gia đình, tăng cường giáo dục về hệ giá trị gia đình trong tình hình mới. Các đơn vị liên quan nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên; giữ gìn, vun đắp giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, kế hoạch được thực hiện góp phần thực hiện các mục tiêu của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG 1719 (Dự án 8); đặc biệt là thực hiện chỉ tiêu “1.000 địa chỉ tin cậy được củng cố, nâng chất lượng hoặc thành lập mới”. Kế hoạch góp phần phát huy vai trò quản lý nhà nước của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong xây dựng chính sách, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về gia đình, trong đó có phòng, chống bạo lực gia đình, hỗ trợ hình thành môi trường văn hoá ứng xử trong gia đình, xây dựng gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc.

Kế hoạch phối hợp bao gồm nhiều hoạt động cụ thể như: Tổ chức sự kiện truyền thông triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022; tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy trên các kênh truyền hình, mạng xã hội, Youtube... bằng tiếng Việt và một số tiếng dân tộc thông dụng. Các bên liên quan xây dựng các bài giảng điện tử hướng dẫn kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình cho nam, nữ thanh niên DTTS trước khi kết hôn; Liên hoan giao lưu nghệ thuật có giá trị trong định hướng xây dựng gia đình hạnh phúc, vun đắp giá trị gia đình, phòng chống bạo lực gia đình...

Kế hoạch cũng bao gồm việc tổ chức các sự kiện truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; tuyên truyền xóa bỏ tập tục có hại, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong gia đình cho cán bộ chủ chốt, cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân vùng DTTS. Đồng thời, các bên liên quan tiến hành tập huấn, truyền thông Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, góp phần phòng ngừa bạo lực gia đình cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện, xã thuộc 51 tỉnh Dự án 8; xây dựng, đề xuất nội dung về gia đình, văn hóa con người trong Đề án “Chấn hưng văn hóa" bảo đảm có sự tham gia toàn diện của phụ nữ và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 

Hai bên cũng triển khai thử nghiệm mô hình dịch vụ công về giáo dục kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc trước khi kết hôn; nghiên cứu xây dựng triển khai thí điểm bộ chỉ số gia đình hạnh phúc...

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.