Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị về các Chương trình MTQG khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Như Tâm - 00:42, 06/08/2023

Ngày 4/8, tại Tp. Bạc Liêu (Bạc Liêu ), Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG chủ trì Hội nghị.

Cùng tham dự Hội nghị trực tiếp, tại đầu cầu tỉnh Bạc Liêu có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Về phía địa phương có: Ông Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu; đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang và TP. Cần Thơ; cùng lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị, trong giai đoạn 2021 - 2025, Trung ương đã bố trí hơn 9.740 tỷ đồng cho các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL (trừ TP. Cần Thơ sử dụng ngân sách địa phương), để thực hiện 3 Chương trình MTQG, gồm: Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719); Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Đến nay, các địa phương đã hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG chủ trì Hội nghị
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG chủ trì Hội nghị

Trong năm 2023, ngân sách Trung ương phân bổ kinh phí thực hiện 3 chương trình MTQG cho vùng trên 4.200 tỷ đồng. Về tình hình giải ngân đối với nguồn vốn của năm 2023, tính đến ngày 31/7 vừa qua, vốn giải ngân 3 chương trình của các địa phương trong vùng đạt hơn 1.000 tỷ đồng, bằng 44% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương trong vùng đã quyết liệt trong việc triển khai các nội dung, hoạt động thuộc từng Dự án, Tiểu dự án thành phần của chương trình, cơ bản hoàn thành một số mục tiêu trong giai đoạn. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, công tác giải ngân các nguồn vốn Chương trình MTQG của Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn. Riêng nguồn vốn năm 2023, đến nay, tỉnh đã giải ngân hơn 13 tỷ đồng, chủ yếu là cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Việc chậm giải ngân các nguồn vốn là do các ngành, địa phương trong tỉnh còn lúng túng trong việc thực hiện lồng ghép 3 Chương trình. Thời gian tới, Bạc Liêu cam kết sẽ nỗ lực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để phấn đấu giải ngân nguồn vốn các Chương trình đạt trên 95%.

Còn ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chia sẻ, Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện các Chương trình MTQG theo nguồn vốn ngân sách do địa phương cân đối. Với nhiều cách làm, lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS, Thành phố hướng đến năm 2024 không còn hộ nghèo trên địa bàn.

Ông Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu phát biểu kết thúc Hội Nghị
Ông Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại Hội nghị

Còn đối với đại biểu tỉnh Cà Mau, tỉnh cực Nam Tổ quốc, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu khó khăn, trong tổng số 10 Dự án, 36 Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình khi triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau thì có một số Tiểu dự án, nội dung tỉnh không được phân bổ vốn, hoặc không có đối tượng thụ hưởng, do đó, không tổ chức thực hiện. Tuy nhiên với sự nỗ lực của địa phương, kết quả thực hiện và giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước đến thời điểm này, đạt trên 80% kế hoạch vốn được giao trong năm. Hiện nay, các ngành, địa phương đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, dự kiến giải ngân hoàn thành 100% kế hoạch vốn được giao trong quý III năm 2023.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều phát biểu tại Hội nghị
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, Chương trình MTQG 1719 đóng vai trò rất quan trọng đối với vùng đồng bào DTTS của cả nước, khi xây dựng Chương trình để triển khai được trên toàn quốc, tập trung vào nhóm đối tượng đặc thù là đồng bào DTTS đang sinh sống trên địa bàn có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất và đã triển khai thực hiện đi vào từng trường hợp cụ thể của địa phương. Có những dự án đã thực hiện ở địa phương này rồi, nhưng địa phương khác thì chưa thực hiện và mỗi địa phương có đặc thù khác nhau, nên sẽ có hướng điều chỉnh mới phù hợp với tình hình thực tế. 

Vì thế, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, cần rà soát từng dự án một, để chỉ ra được khó khăn và vướng mắc của địa phương mình. Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng lưu ý đến lãnh đạo các tỉnh không có Ban Dân tộc; tỉnh không có Phòng Dân tộc cấp huyện thì phải bố trí cán bộ chuyên trách để trực tiếp phụ trách Chương trình. Khi có cán bộ đủ năng lực, sẽ tham mưu cho lãnh đạo tỉnh triển khai thực hiện Chương trình một cách hiệu quả nhất, đáp ứng được các mục tiêu đề ra. 

“Còn về những kiến nghị của các địa phương thuộc về trách của Ủy ban Dân tộc, những việc tôi chưa làm rõ hôm nay, các địa phương tiếp tục gửi văn bản về Ủy ban Dân tộc, chúng tôi sẽ nghiên cứu và phối hợp cùng các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn trong thời gian sớm nhất”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ nêu quyết tâm của Thành phố sẽ không còn hộ nghèo vào năm 2024
Ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ nêu quyết tâm của Thành phố sẽ không còn hộ nghèo vào năm 2024

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, những kết quả mà các bộ, ngành và các địa phương vùng ĐBSCL đạt được trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn. Đồng thời cho rằng, những kết quả trên đã tạo chuyển biến tốt trong công tác đầu tư xây dựng hạ tầng, làm thay đổi diện mạo của các vùng nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là các hộ dân vùng đồng bào DTTS. 

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của các địa phương và chỉ đạo cho các bộ, ngành sớm xem xét, tháo gỡ, xử lý để các Chương trình MTQG được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, đề nghị các địa phương phải tập trung làm tốt công tác giải ngân nguồn vốn năm 2022 và nguồn vốn phân bổ năm 2023.

Phát biểu kết thúc Hội nghị ông Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu đã cảm ơn chuyến khảo sát của Phó Thủ tướng Chính phủ cùng Đoàn công tác tại tỉnh Bạc Liêu. Đồng thời, ghi nhận các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng để tỉnh Bạc Liêu khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các Chương trình MTQG, để việc triển khai thực hiện các Chương trình trên địa bàn tỉnh được  tốt hơn trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận