Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Phó Chủ tịch huyện Giồng Riềng Huỳnh Văn Thái Quỳnh: Tiếp tục rà soát để hỗ trợ, đầu tư giải quyết nhu cầu cấp thiết về dân sinh trong vùng đồng bào DTTS

Hạnh Nguyên - 10:15, 07/11/2024

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), Chương trình đã đạt được một số kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương hiện đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng về nội dung trên.

Tết quân - dân năm 2025 mừng Chôl Chnăm Thmây sẽ được tổ chức ở Giồng Riềng hứa hẹn nhiều công trình phần việc thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS
Tết quân - dân năm 2025 mừng Chôl Chnăm Thmây sẽ được tổ chức ở Giồng Riềng hứa hẹn nhiều công trình phần việc thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS

Phóng viên: Việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện trong những năm qua, được triển khai như thế nào, thưa ông?

Ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2022-2024 huyện được phân bổ là 40 tỷ 875 triệu đồng. Trong đó, nguồn ngân sách Trung ương là 35 tỷ 483 triệu đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương là 5 tỷ 392 triệu đồng, để thực hiện các dự án thành phần của Chương trình hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào DTTS. 

Trong đó, huyện đã tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt. Cụ thể Dự án 1: Hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất: Tổng vốn là 5 tỷ 286 trđ, đã thực hiện giải ngân được 5 tỷ 137,8 triệu đồng đạt 97,1%. Thực hiện hỗ trợ nhà ở 106/106 hộ và hỗ trợ đất ở cho 05/05 hộ. UBND các xã đang giải ngân tiếp cho các hộ do mới được điều chỉnh; Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Tổng vốn là 10 tỷ 848,1 triệu đồng, triển khai thực hiện 05 công trình trạm cấp nước xã Ngọc Chúc, Bàn Tân Định, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú và Long Thạnh, đến nay đã thực hiện giải ngân được 10 tỷ 087,1 triệu đồng, đạt 92,9%. UBND các xã đang phê duyệt quyết toán công trình.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các ngành, các cấp tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, động viên hộ nghèo phát huy nội lực, ý chí tự lực, vươn lên, khắc phục tình trạng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Dấu ấn nhất là từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc được triển khai đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo năm 2020, là 1.938 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 3,65% dân số) đến cuối năm 2023 giảm còn 670 hộ (tỷ lệ 1,23%). Trong đó, 244 hộ nghèo DTTS, chiếm 2,34% so tổng số hộ DTTS (giảm 206 hộ so với năm 2020).

 Ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng
Ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng

Phóng viên: Hiện nay, Giồng Riềng đã và đang làm gì để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719?

Ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh: Từ thực tế cho thấy các dự án, nội dung thành phần của chính sách được triển khai kịp thời, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn vùng DTTS. 

Ví dụ như việc huyện đã đẩy mạnh công tác thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, đến nay đã cơ bản đã xóa được nhà tạm bợ, nhà dột nát. Hay việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, đang tạo diện mạo mới nơi phum sóc.

Do vậy, trên cơ sở những kết quả đạt được, huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan và Ủy ban Nhân dân các xã vùng đồng bào DTTS, tiếp tục rà soát  để hỗ trợ, đầu tư giải quyết nhu cầu cấp thiết về dân sinh trong vùng đồng bào DTTS. Trên cơ sở thực tế, các địa phương đăng ký nhu cầu thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Trong đó, ưu tiên nguồn lực cho ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện (ấp Giồng Đá, xã Bàn Thạch). 

Tập trung giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ DTTS về đất ở; nhà ở; chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt phân tán. Xây dựng các công trình nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo dân tộc Kinh, cận nghèo ở các ấp ĐBKK.

Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã đưa phong trào đua nghe ngo của huyện Giồng Riềng phát triển mạnh
Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã đưa phong trào đua nghe ngo của huyện Giồng Riềng phát triển mạnh

Phóng viên: Việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện có gặp khó khăn, vướng mắc gì không, thưa ông?

Ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh: Trong quá trình triển khai, huyện Giồng Riềng cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như triển khai Dự án 1: Việc hỗ trợ về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt và chuyển đổi nghề, đến khi được phân bổ vốn để thực hiện thì các hộ dân thuộc đối tượng được thụ hưởng đã thoát nghèo, không còn thuộc đối tượng được hưởng chính sách; Dự án 3 Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, việc lựa chọn hộ đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, thời gian thực hiện dự án theo hình thức liên kết chuỗi giá trị kéo dài thời gian nên gặp khó khăn trong giải ngân vốn; 

Nội dung 1, Tiểu dự án 1, Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng DTTS và miền núi ưu tiên xã, ấp đặc biệt khó khăn: Chỉ hỗ trợ kinh phí duy tu, bảo dưỡng, chỉ sử dụng cho sửa chữa nhỏ, tu bổ, bảo trì thường xuyên nhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình; không sử dụng cho xây mới, nâng cấp, sửa chữa lớn công trình, trong khi nhiều tuyến đường được đầu tư nhiều năm chưa có kinh phí để sửa chữa và đầu tư mới, đến nay đã xuống cấp hư hỏng nặng...

Song song đó, Trung ương chưa thông báo nguồn vốn sự nghiệp cho cả giai đoạn 2021 - 2025 nên gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Hiện nay, vẫn chưa có phần mềm theo dõi, kiểm tra, giám sát nên việc triển khai thực hiện các nội dung theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc; các chỉ tiêu, số liệu rất phức tạp và chưa được hướng dẫn, tập huấn nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Qua các phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiến tiến, được chủ tịch UBND huyện tặng Giấy Khen
Qua các phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiến tiến, được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy Khen

Phóng viên: Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, huyện Giồng Riềng có kiến nghị gì đối với lãnh đạo các cấp để tháo gỡ vướng mắc, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719?

Ông Huỳnh Văn Thái QuỳnhĐối với Trung ương: Tại điểm 2 Điều 34 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 Ủy ban Dân tộc “Kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng chỉ sử dụng cho sửa chữa nhỏ, tu bổ, bảo trì thường xuyên nhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình; không sử dụng cho xây mới, nâng cấp, sửa chữa lớn công trình”; huyện kiến nghị, xem xét điều chỉnh, sửa đổi theo hướng cho phép sử dụng kinh phí để hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa lớn và nâng cấp mở rộng để phát huy được nguồn vốn và phục vụ nhu cầu của người dân.

Đối với tỉnh, huyện đề nghị UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành chức năng tỉnh xem xét cho huyện được chuyển vốn sự nghiệp thuộc Dự án 01 và Dự án 05 sang thực hiện Dự án 4: Sửa chữa, duy tu các tuyến đường và Dự án 06: Hỗ trợ đóng mới và sửa ghe ngo cho các chùa Nam tông Khmer nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS.

Đồng thời, đề nghị Ban Dân tộc, Sở Tài chính tỉnh trong thời gian tới, tiếp tục tổ chức mở lớp tập huấn về công tác triển khai thực hiện Chương trình và công tác thanh, quyết toán các dự án, tiểu dự án cho công chức kế toán ở cơ sở để thực hiện đúng theo quy định, vì công chức ở địa phương mới tiếp cận chương trình và thường xuyên thay đổi.

Trân trọng cảm ơn ông!


Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.