Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Tào Đạt - Minh Triết - 10:16, 31/10/2024

Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Qua đó, kịp thời hỗ trợ đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống, có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, đời sống tinh thần cũng được nâng lên rõ rệt.

Phong trào xây dựng giao thông nông thôn Nhà nước và Nhân dân cùng làm đang phát huy mạnh mẻ tại huyện Giồng Riêng
Phong trào xây dựng giao thông nông thôn, với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm" đang phát huy lan tỏa tại các phum, sóc huyện Giồng Riêng

Phum, sóc đổi thay

Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có 18 xã, 1 thị trấn, 128 ấp, khu phố; dân số có 54.403 hộ, với 224.683 khẩu; đồng bào các DTTS có 10.406 hộ, chiếm tỷ lệ 19,12% so với tổng dân số của huyện, trong đó dân tộc Khmer chiếm gần 18%. Huyện có 1 ấp thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ấp Giồng Đá, xã Bàn Thạch) và 8 xã thuộc vùng DTTS theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Toàn huyện có 14 chùa Nam tông Khmer và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước cấp huyện.

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, cấp ủy, chính quyền địa phương đã triển khai đầu tư, xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế cho nhiều hộ dân. Nhờ vậy bộ mặt nông thôn của huyện ngày càng thay đổi rõ rệt. Đời sống của đồng bào các dân tộc trong huyện cũng ngày càng ấm no. 

Cụ thể, từ năm 2022 – 2024 thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Giồng Riềng được phân bổ 40.875 triệu đồng. Theo đó, huyện đã đầu tư xây dựng 6 công trình đường giao thông nông thôn, với kinh phí 3.115,4 triệu đồng, sửa chữa 2 tuyến đường tổng kinh phí 76,9 triệu đồng. 

Đến nay, đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã đến huyện tại Giồng Riềng đã được nhựa hóa đạt 100%, đường giao thông từ ấp đến trung tâm xã được bê tông đạt 100%, góp phần trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS; các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc của đồng bào được bảo tồn và phát huy, công tác giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm, công tác giảm ghèo được quan tâm hỗ trợ, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS giảm sâu, thu nhập bình quân đầu người nâng lên so với trước, đời sống đồng bào dân tộc vùng DTTS ngày được ổn định và phát triển rõ rệt. 

Năm 2020, toàn huyện có 1.938 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 3,65% so với tổng dân số của huyện), đến cuối năm 2023 giảm còn 670 hộ (1,23%). Trong đó, 244 hộ nghèo DTTS, chiếm 2,34% so tổng số hộ DTTS (giảm 206 hộ so năm 2020).

Ông Danh Hinh là Người có uy tín ấp Danh Thợi, xã Vĩnh Phú phấn khởi chia sẻ, bà con trong ấp chủ yếu làm nông nghiệp, nên đường nông thôn tốt đã giúp chúng tôi vận chuyển hàng hoá ra chợ huyện rất nhanh. Có đường giao thông tốt con cháu trong xóm cũng ít bỏ học. Với vai trò của mình, tôi luôn vận động bà con thực hiện tốt các phong trào thi đua, cũng như chung sức đồng lòng cùng Nhà nước thực hiện tốt Chương trình MTQG 1719 để phum sóc ngày càng khang trang, khởi sắc hơn.

Đội ghe Ngo của huyện Giồng Riềng tham gia điều đáng các giải đua do tỉnh tổ chức
Đội ghe ngo của huyện Giồng Riềng tham gia các giải đua do tỉnh tổ chức

Phát huy hiệu quả Dự án 6

Cùng với phát triển kinh tế, việc giữ gìn, phát huy bản sắc các dân tộc cũng được cấp ủy, chính quyền huyện Giồng Riềng đặc biệt quan tâm. Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG 1719, huyện Giồng Riềng đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cải tạo công trình Nhà Văn hoá - Thông tin ấp, với tổng kinh phí là 1 tỷ 393,4 triệu đồng.

Đồng thời, hỗ trợ 20 bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc cho các xã Vĩnh Thạnh, Bàn Tân Định, Ngọc Chúc, Ngọc Hòa, Bàn Thạch, với kinh phí 133,8 triệu đồng; hỗ trợ dàn nhạc ngũ âm cho xã Bàn Tân Định, với kinh phí 69,7 triệu đồng; hỗ trợ sửa chữa ghe ngo, với kinh phí 150 triệu đồng (chùa Nha si Mới, xã Vĩnh Thạnh).

Huyện Giồng Riềng hiện có 10 ghe ngo (trong đó có 4 ghe ngo còn sử dụng), lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các Chùa đóng ghe ngo, với tổng số tiền trên 300 triệu đồng. Việc tạo điều kiện các môn thể thao truyền thống trong đồng bào DTTS cũng đựơc các cấp, các ngành chú trọng phát huy, phục vụ tốt các ngày lễ hội. Hằng năm, đội đua ghe đều tham gia giải nhân Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang do tỉnh tổ chức.

Qua các phong trào thi đua, tại Đại hội các DTTS huyện Giồng Riềng đã có nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng
Qua các phong trào thi đua, tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Giồng Riềng đã có nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng

Ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng cho biết, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã bám sát vào nội dung hướng dẫn của cấp trên, đồng thời UBND huyện đã giao, phân cấp từng dự án chủ quản cho các ngành và các xã thuộc Chương trình; kịp thời rà soát các đối tượng thụ hưởng và phê duyệt danh sách thụ hưởng theo đúng định mức của từng dự án đã được cấp trên phân bổ. 

Các dự án, chương trình thực hiện cũng đã sớm phát huy hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH vùng đồng bào DTTS được tăng cường, hệ thống giao thông kết nối các vùng, các công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế... được tập trung đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của đồng bào, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS.

Song song đó, trong những ngày Lễ, Tết Cổ truyền của đồng bào Khmer, lãnh đạo huyện luôn quan tâm tạo điều kiện tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trên tinh thần vui tươi, an toàn, tiết kiệm. 

Đồng thời, thành lập các đoàn đến thăm viếng, tặng quà các chùa, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện, các gia đình chính sách, các vị chức sắc, cán bộ hưu trí, Người có uy tín đồng bào DTTS. Qua đó góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.