Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phim truyền hình Việt: Mải mê... chạy theo bi kịch

PV - 14:10, 31/05/2022

Trong khi thể loại phim hài đang phổ biến trên màn ảnh rộng, thì ở mảng truyền hình, những bộ phim Việt dường như đang quá sa đà vào bi kịch. Thậm chí lố đến mức phi lý, không còn logic khiến người xem cảm thấy mệt mỏi với tấn drama dài lê thê không thấy hồi kết.

 Bi kịch bị đẩy cao quá đà trong “Thương ngày nắng về” kiến khán giả mệt mỏi
Bi kịch bị đẩy cao quá đà trong “Thương ngày nắng về” kiến khán giả mệt mỏi

“Tham” bi kịch

Với phim truyền hình, đặc biệt về đề tài gia đình, yếu tố drama là gia vị không thể thiếu để câu chuyện được “đậm đà” hơn. Các nhà làm phim Việt Nam ít nhiều ảnh hưởng bởi phim truyền hình Hàn Quốc, nhất là khi ngày càng nhiều kịch bản được Việt hóa từ phiên bản xứ Kim chi. Tuy nhiên, nếu như hiện nay phim truyền hình Hàn đang chuyển sang xu hướng rút ngắn tập, đẩy nhanh tiết tấu, thì phim Việt lại kéo dài lê thê bằng việc liên tiếp tạo xung đột, mâu thuẫn và bi kịch. Thậm chí, có những phim vì đang “hot” nên đã cố tình nới thêm thời lượng để tăng rating, thế nhưng đa phần đều bị khán giả “la ó”.

Dù đang được đánh giá là một bộ phim chỉn chu và chất lượng về nhiều mặt, nhưng Thương ngày nắng về đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều khi lạm dụng drama quá mức. Trước đó, một số bộ phim truyền hình từng bị chỉ trích nặng nề vì tình tiết kéo dài lê thê, mệt mỏi như Cây táo nở hoa hay Sống chung với mẹ chồng, thì giờ đây Thương ngày nắng về có vẻ đang dần đi vào vết xe đổ? Đỉnh điểm, trích đoạn xem trước tập 21 sau khi được đăng tải thu hút hơn 57.000 lượt cảm xúc, hàng ngàn bình luận và lượt chia sẻ. Thế nhưng, thay vì đồng cảm với nhân vật thì nhiều khán giả lại cho rằng biên kịch đang “bi kịch hóa” câu chuyện một cách quá lố, xa rời thực tế. Cụ thể, tình tiết có tính chất bước ngoặt và đẩy cao trào bộ phim là cảnh Khánh (Lan Phương) bị chị chồng Thương (Thu Hà) gài bẫy cho người tình hãm hiếp để đổ oan cho cô. Khánh bị bỏ thuốc mê rồi đưa tới khách sạn và trở thành “con mồi” cho Mạnh (Xuân Hảo). Tuy nhiên, vì tình huống xảy ra quá phi lý nên người xem cảm thấy khó chịu… như bị coi thường.

Trước những phản ứng về tình tiết Khánh bị chị chồng bày mưu hãm hại, biên kịch phim Thương ngày nắng về Nguyễn Thu Thủy đã lên tiếng chia sẻ về quyết định khó khăn khi tạo ra tình huống gây tranh cãi này. “Đây là dự án dài hơi nhất của mình cũng như ê kíp sáng tạo. Hành trình của bà Nga béo cùng những đứa con sẽ còn nhiều thử thách. Nhưng như một câu hát: “Qua dầm dề mưa tuyết, mới thương ngày nắng về”, mình hy vọng sóng gió chỉ là những phản chiếu cụ thể để từ đó, ta biết trân trọng hơn những yêu thương, yên bình trong cuộc sống…”, nhà biên kịch viết trên trang cá nhân. Thu Thủy cũng không quên gửi lời cảm ơn đến những phản hồi của khán giả, đó là động lực để cô cùng ê kíp cố gắng và hoàn thiện nhiều hơn cho chặng đường sắp tới.

Khán giả… hụt hơi

Dường như việc phim truyền hình liên tục đẩy tình tiết lên tới cao trào, chú trọng yếu tố drama đã và đang khiến người xem lo ngại về cái kết giải quyết không thỏa đáng hoặc qua loa đầy hụt hẫng. Thực tế, hiện tượng “đầu voi đuôi chuột” luôn luôn được bắt gặp trong các bộ phim Việt, kể cả điện ảnh hay truyền hình. Như bộ phim Gạo nếp gạo tẻ đã từng “làm mưa, làm gió” và lấy được cảm tình của khán giả ở phần đầu, điều đó thúc đẩy ê kíp tăng số tập phát sóng dự kiến, song điều này lại là một sai lầm. Nhiều người “quay xe” vì cho rằng, phim càng về sau càng đuối sức, các tình huống bị kéo dài lê thê một cách không cần thiết, làm mất đi sự hấp dẫn vốn có của bộ phim. 

Hay với Cây táo nở hoa, dù lập được nhiều thành thích “khủng” nhưng xuyên suốt bộ phim là một tấn bi kịch rối như mớ bòng bong, không tìm thấy lối ra, thậm chí chỉ còn vài tập nữa là kết nhưng thay vì “đóng lại” thì phim vẫn cứ “mở ra”.... Hệ quả là người xem cảm thấy khó chịu, bức bối và sau tất cả là một cái kết vô cùng hời hợt.

Không thể phủ nhận, phim truyền hình đang ngày càng thu hút người xem, với đề tài gần gũi, cách xây dựng tâm lý nhân vật cũng có nhiều tiến bộ, không còn một màu như trước đây. Các nhà làm phim cũng cố gắng gia giảm chất bi của phim bằng một số nhân vật gây cười để chuyện phim hài hòa hơn. Bởi lẽ, suy cho cùng, khán giả tìm đến phim ảnh là để giải trí, nhưng nếu phim nào cũng để lại không khí nặng nề thì “quay lưng” là điều dễ hiểu. Dù còn những hạn chế nhưng Thương ngày nắng về vẫn đang làm tốt việc truyền tải thông điệp về tình yêu gia đình, cuộc sống và nhất là những bài học đắt giá trong hôn nhân. Chính vì thế, điều phim cần làm hiện tại là tiết chế bớt những chi tiết tiêu cực, xa vời thực tế để phim vừa có tính thu hút, lại vừa có chất “chữa lành” cho người xem.

Việc dùng drama để phim truyền hình thêm phần “đậm đà” là lẽ đương nhiên và rất cần thiết, thế nhưng, việc “nêm nếm” quá tay sẽ khiến “món ăn” không còn ngon nữa và khán giả có quyền từ chối thưởng thức. Vì vậy, vừa và đủ là yếu tố mà các nhà làm phim cần phải chú ý để gia giảm sao cho vừa vặn nhất./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.