Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu: Hướng đi hiệu quả ở Yên Kỳ

Nguyễn Thế Lượng - 16:44, 19/03/2021

Trong những năm qua, xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã chú trọng phát triển diện tích cây chè gắn với việc xây dựng thương hiệu chè xanh đặc sản. Cách làm này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Người dân Yên Kỳ thu hái chè.
Người dân Yên Kỳ thu hái chè.

Với lợi thế có nhiều đồi núi thấp, thổ nhưỡng tốt nên khá thuận lợi cho việc trồng cây chè, vì thế những năm qua, người nông dân ở xã Yên Kỳ đã tận dụng tối đa diện tích đất đồi, đất vườn để trồng chè với quy mô lớn. 

Trong quá trình trồng và chăm sóc chè, người dân Yên Kỳ đã chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay thế diện tích chè đã già cỗi bằng những giống chè cho năng suất cao như LDP1, LDP2. Đây là các giống chè sinh trưởng, phát triển tốt, búp mập, đều và thời gian thu hoạch cũng nhanh hơn so với các giống chè cũ. Xã cũng khuyến khích các hộ dân sử dụng máy hái, cắt chè để giảm sức lao động trong khi thu hoạch.

Đến nay, trên địa bàn toàn xã Yên Kỳ có trên 800 hộ dân trồng chè với diện tích hơn 600ha. Năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha. Cây chè trở thành cây trồng mũi nhọn trong xóa đói, giảm nghèo, giúp người dân Yên Kỳ có thu nhập ổn định, nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ cây chè.

Màu xanh bạt ngàn của những đồi chè đang mùa thu hoạch ở Yên Kỳ
Màu xanh bạt ngàn của những đồi chè đang mùa thu hoạch ở Yên Kỳ

Trên địa bàn xã Yên Kỳ hiện có 59 cơ sở chế biến nhỏ lẻ. Nhiều hộ gia đình chủ yếu sản xuất, cung cấp chè búp tươi, phục vụ chế biến chè đen, xuất khẩu. Để nâng cao giá trị cho vùng chè, năm 2017, huyện Hạ Hòa triển khai Dự án Hỗ trợ tạo lập, quản lý khai thác nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè xanh Yên Kỳ. Qua 2 năm triển khai Dự án, người trồng chè ở Yên Kỳ đã được tập huấn kỹ thuật sản xuất, chế biến chè xanh bảo đảm chất lượng an toàn. Bên cạnh đó, xã cũng thiết kế thành công bộ nhận diện thương hiệu và lập hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Năm 2019, UBND huyện Hạ Hòa cũng đã tổ chức Lễ công bố và trao bằng công nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè xanh xã Yên Kỳ. Việc sản phẩm chè xanh Yên Kỳ được Cục Sở hữu trí tuệ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể đã góp phần khẳng định giá trị sản phẩm đặc trưng của địa phương; đồng thời giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến với thị trường. Qua đó giúp người trồng chè đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập.

Sản phẩm chè xanh Yên Kỳ đã có thương hiệu trên thị trường.
Sản phẩm chè xanh Yên Kỳ đã được đăng ký nhãn mác, thương hiệu từ năm 2019.

Hiện nay, người dân xã Yên Kỳ đã tạo ra các sản phẩm chè nổi tiếng như chè búp, chè nõn tôm, chè đinh, chè móc câu. Chè Yên Kỳ khi pha nước có màu xanh, “vị đắng mà ngọt hậu”, hương thơm, vị đậm đà.

Cây chè ở xã Yên Kỳ đang được đầu tư để mở rộng diện tích. Việc trồng chè gắn với xây dựng, quảng bá thương hiệu chè xanh đã tạo cơ hội, động lực để người nông dân nơi đây mở rộng diện tích cây chè, đầu tư chăm sóc để tạo ra sản phẩm chè sạch cung cấp ra thị trường.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.