Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Liên Phương sản xuất chè an toàn

PV - 10:37, 12/06/2018

Nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây chè theo hướng hàng hóa, những năm gần đây, người dân thôn Liên Phương, xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã hình thành và phát triển nghề sản xuất, chế biến chè.

Đồng thời, từ tháng 1/2018, UBND tỉnh đã công nhận Làng nghề chè Liên Phương. Đây là cơ hội để người dân nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây chè.

Ông Nguyễn Đức Cảnh, Trưởng thôn Liên Phương cho biết, thôn có 88 hộ, thì có đến hơn 70 hộ trồng, sản xuất, chế biến chè. Là vùng đất đỏ Bazan nên trồng chè rất thích hợp, cây chè đã được người dân trong thôn trồng từ năm 1970, đến nay thôn có tổng hơn 12,3ha chè.

Người dân thôn Liên Phương, xã Phúc Ứng thu hái chè. Người dân thôn Liên Phương ,xã Phúc Ứng thu hái chè.

 

Thôn có Hợp tác xã Dịch vụ, sản xuất, chế biến chè Liên Phú Trà được thành lập năm 2017 với 9 thành viên và được huyện hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 5ha. Chỉ sau một năm thực hiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, bước đầu đã làm thay đổi tư duy sản xuất, chế biến chè của người dân, tiêu chí về sản phẩm sạch luôn được người dân đặt lên hàng đầu.

Để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế từ cây chè, những năm gần đây, người dân trong thôn đang dần chuyển đổi diện tích chè lâu năm già cỗi, kém năng suất sang trồng các giống chè chất lượng cao như LDP1, LDP2, PH1, Kim Tuyên...

Cùng với việc xây dựng mô hình sản xuất chè sạch, thôn Liên Phương cũng đang nhận được sự hỗ trợ từ tỉnh, huyện trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm chè của làng nghề, xây dựng nhãn hiệu bao bì sản phẩm, truy xuất nguồn gốc để sớm đưa sản phẩm chè tham gia các hội chợ thương mại.

Ông Dương Xuân Tuấn, Chủ tịch UBND xã Phúc Ứng cho biết, thời gian tới xã sẽ tạo điều kiện để người dân tham gia các lớp tập huấn về sản xuất, chế biến chè sạch; khuyến khích người dân thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chè, tiến tới đăng ký nhãn hiệu sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho người dân.

ĐTN

 

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.