Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Khuyến nông với đồng bào DTTS

Phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học

Lê Vũ - 18:24, 25/08/2023

Ngày 25/8, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @Nông nghiệp, chủ đề “Phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học”

Tham dự Diễn đàn có đại diện các cục, vụ, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông và nông dân các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng…

Toàn cảnh các đại biểu tham dự diễn đàn"Phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học"
Toàn cảnh các đại biểu tham dự diễn đàn"Phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học"

Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là xu thế, mang lại hiệu quả nhưng phải tuân thủ quy trình, các nguyên tắc đảm bảo an toàn. Chính vì vậy, người làm nông nghiệp hữu cơ không sản xuất theo phong trào mà phải xem xét các điều kiện về thời gian, kinh tế, đất đai, trình độ cũng như thị trường đầu ra của sản phẩm.

"Tại diễn đàn lần này chúng tôi ghi nhận các ý kiến, câu hỏi của đại diện các doanh nghiệp, hộ nông dân, các địa phương về các vấn đề nông nghiệp hữu cơ và sẽ tổng hợp để có định hướng, giải pháp cụ thể trong thời gian tới. Chúng tôi mong muốn, qua diễn đàn này, người sản xuất có được thông tin bổ ích để áp dụng vào đầu tư, sản xuất, phát triển", ông Lê Quốc Thanh nhất mạnh.

Ông Hoàng Tuyển Phương - phó phòng Thông tin tuyên truyền, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đang trình bày tại diễn đàn
Ông Hoàng Tuyển Phương - phó phòng Thông tin tuyên truyền, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đang trình bày tại diễn đàn

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng đều nhất trí cao nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn có vai trò rất quan trọng đối với môi trường và đa dạng sinh học. Hầu hết các mô hình đều góp phần hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường vì không sử dụng các hóa chất độc hại, giúp cải thiện chất lượng đất, nước, không khí (giúp duy trì, đảm bảo độ phì nhiêu cho đất; giảm sự ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo nước ngầm, sông, hồ luôn an toàn với người, cây trồng, vật nuôi); bảo vệ sự sống của các động vật hoang dã, đối xử tốt hơn với các loài vật nuôi, giúp duy trì tính đa dạng sinh học cao… Bên cạnh đó nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn cũng giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, do sử dụng các phương pháp canh tác bền vững.

Trong khuôn khổ của diễn đàn, các đại biểu đã được tham quan thực tế trồng rau xanh theo mô hình nông nghiệp hữu cơ tại Lâm Đồng
Trong khuôn khổ của diễn đàn, các đại biểu đã được tham quan thực tế trồng rau xanh theo mô hình nông nghiệp hữu cơ tại Lâm Đồng

Theo các chuyên gia, ở Việt nam hiện có khoảng 500 nghìn ha diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên tổng diện tích 11,53 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp. Cả nước có 46/63 tỉnh thành đang thực hiện và có phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, với sự tham gia của 100 công ty và 17.000 nông dân. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ đạt khoảng 335 triệu USD/ năm. Các sản phẩm chủ yếu ở nước ta gồm: gạo, tôm, dừa, cà phê, sữa, trà, rau, trái cây…

Tuy nhiên ở Việt Nam khái niệm về nông nghiệp tuần hoàn còn khá mới và chưa trở thành một mô hình sản xuất phổ biến, mới chỉ phát triển ở một số tỉnh, trang trại và một số doanh nghiệp. Hiện nay nông nghiệp tuần hoàn đang được Bộ Nông nghiệp và các địa phương quan tâm. Nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn đang được dần đưa vào triển khai và thu được hiệu quả như : mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC); mô hình trồng lúa – nuôi tôm – chế biến phân bón từ các phụ phẩm tôm – sử dụng bón cho lúa; mô hình vòng tuần hoàn xanh; mô hình “lúa – tôm”, “lúa – cá”… do đó cần tích vận động người sản xuất áp dụng và nhân rộng hơn nữa các mô hình đặc sắc.