Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tọa đàm: Khuyến nông cộng đồng trong sản xuất cà phê không gây mất rừng

Lê Vũ - 21:31, 24/08/2023

Ngày 24/8, tại tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Tọa đàm “Khuyến nông cộng đồng trong sản xuất cà phê không gây mất rừng”

Quan cảnh tọa đàm
Quan cảnh tọa đàm

Tham dự Tọa đàm có gần 200 đại biểu là đại diện Tổ chức Sáng kiến thương mại thế giới IDH, Cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT Lâm Đồng, Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, doanh nghiệp, Hợp tác xã, nông hộ sản xuất, tiêu thụ cà phê các tỉnh Tây Nguyên…

Tọa đàm là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, các hộ nông dân sản xuất, tiêu thụ cà phê trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm về Quy định sản xuất không gây mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu (EU). Quy định này được Nghị viện châu Âu thông qua vào tháng 4/2023, có hiệu lực từ tháng 6/2023 và bắt đầu áp dụng các nghĩa vụ đối với công ty lớn từ tháng 12/2024, từ tháng 6/2025 đối với các công ty nhỏ.

Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Nguyễn Phi Hùng - Chuyên gia thuộc Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững IDH cho biết: Theo EU, 90% hoạt động phá rừng được cho là do mở rộng diện tích nông nghiệp và liên quan đến một số hàng hóa nhất định. EU là nhà tiêu thụ chính các mặt hàng liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa và các loại mặt hàng chiến 85 triệu Euro mỗi năm. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 2,3 tỷ Euro, chủ yếu rơi vào mặt hàng cà phê (47,5%), gỗ (35,2%), cao su (17,1%). Do đó yêu cầu của EU về sản phẩm không gây mất rừng là một thách thức của vùng sản xuất cà phê tại Việt Nam.

Các Đại biểu phát biểu, trao đổi tại tọa đàm
Các Đại biểu phát biểu, trao đổi tại tọa đàm

Đại diện IDH cũng đưa ra những gợi ý về các giải pháp như: Bảo vệ và giám sát rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu vườn trồng; truy xuất nguồn gốc theo nhóm, vùng; cơ chế phản hồi và hỗ trợ nông hộ; đặc biệt là vai trò các bên trong việc triển khai hành động.

Tương tự tại tọa đàm, ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng nhấn mạnh, phải hành động ngay trong việc sản xuất cà phê không gây mất rừng nhằm tránh thêm một “thẻ vàng” của EU trên đất liền như đã từng xảy ra với mặt hàng thủy hải sản; trong đó, mô hình khuyến nông cộng đồng có vai trò, trách nhiệm quan trọng đối với vùng sản xuất cà phê. Từ đó, góp phần làm minh bạch, đáp ứng với quy định của EU; đồng thời đây cũng là dịp để nhận diện các thách thức, xây dựng chương trình hành động để khắc phục những khó khăn, bất cập trước khi EUDR được áp dụng.

Các đại biểu, chuyên gia tham quan mô hình sản xuất cà phê cảnh quan tại Lâm Đồng
Các đại biểu, chuyên gia tham quan mô hình sản xuất cà phê cảnh quan tại Lâm Đồng

Được biết, hiện trung tâm khuyến nông quốc gia đã phát triển 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn nhằm đáp ứng Quy định sản xuất không gây mất rừng và suy thoái rừng của EU; trong đó, vùng sản xuất cà phê Tây Nguyên có 11.200 ha với các tổ khuyến nông cộng đồng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn. 

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.