Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam trong kỷ nguyên số

Trương Vui - 19:24, 23/08/2023

Sáng 23/8, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Netflix tổ chức Hội thảo “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam trong kỷ nguyên số”, trao đổi về những cơ hội và thách thức của ngành nhằm tìm ra giải pháp để đón đầu ưu việt làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Hội thảo “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam trong kỷ nguyên số”, trao đổi về những cơ hội và thách thức của ngành nhằm tìm ra giải pháp để đón đầu ưu việt làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0
Hội thảo “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam trong kỷ nguyên số”, trao đổi về những cơ hội và thách thức của ngành nhằm tìm ra giải pháp để đón đầu ưu việt làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0

Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động hợp tác nhằm triển khai Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa, kinh tế sáng tạo, thể thao và du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) mà Netflix là thành viên.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Phương Hòa - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế cho biết, sự đột phá của công nghệ số mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo, bảo đảm sự tiếp cận cho tất cả mọi người.

Mặt khác, việc chuyển đổi số, sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo cũng đặt ra nhiều thách thức như vấn đề bản quyền tác giả, mất an toàn, an ninh mạng, tác động trực tiếp đền quyền và sinh kế của những người thực hành văn hóa, nhà sáng tạo.

“Thông qua Hội thảo này, chúng tôi mong muốn tạo cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia nghiên cứu, người thực hành văn hóa, nghệ thuật... trao đổi về bối cảnh trong nước, quốc tế để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo trong môi trường số, phân tích các cơ hội, thách thức Việt Nam sẽ phải đối mặt, lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực về xây dựng chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, sáng tạo đáp ứng nhu cầu người làm sáng tạo và xu thế số hóa hiện nay”, Ts. Nguyễn Phương Hòa cho hay.

Bà Nguyệt Nguyễn Phillips - Giám đốc Chính sách công khu vực Đông Nam Á của Netflix chia sẻ: “Là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giải trí trực tuyến hàng đầu thế giới, Netflix hy vọng sẽ đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo Việt Nam bằng cách lan tỏa những câu chuyện của Việt Nam đến với khán giả toàn cầu trên dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng Hội thảo này là một diễn đàn quan trọng để khu vực công và tư nhân cùng nhau trao đổi ý kiến và hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam”.

Nhóm nghiên cứu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển chính sách các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo trong môi trường số ở Việt Nam
Nhóm nghiên cứu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển chính sách các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo trong môi trường số ở Việt Nam

Một trong những điểm nhấn của Hội thảo là việc công bố kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển chính sách các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo trong môi trường số tại Việt Nam.

Trong đó, nhóm tác giả gồm các chuyên gia của Bộ VHTT&DL, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cung cấp khá toàn diện và chi tiết về hệ thống chính sách vĩ mô, các chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng số, các chính sách về văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa nói chung và các chính sách riêng cho từng ngành công nghiệp văn hóa nói riêng.

Từ đây, các chuyên gia đã đưa ra đánh giá về thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cho các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam trong môi trường số, đồng thời đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa nước nhà trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nghiên cứu trên cũng là một trong những cơ sở cho hai phiên thảo luận tiếp nối ngay sau đó của Hội thảo.

Phiên thứ nhất do Nhà báo Trương Uyên Ly - Giám đốc Hanoi Grapevine điều phối tập trung tìm hiểu về những cơ hội và thách thức cho ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam dưới góc nhìn của những người trực tiếp “thực hành” nghệ thuật. Các diễn giả đến từ các ngành nghề sáng tạo, đại diện cho các khu vực kinh tế khác nhau đã chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân, cơ quan, doanh nghiệp mình đại diện khi thích nghi và phát triển hoạt động trong môi trường số.

Các diễn giả đến từ các ngành nghề sáng tạo, đại diện cho các khu vực kinh tế khác nhau chia sẻ về quá trình thích nghi và phát triển hoạt động trong môi trường số
Các diễn giả đến từ các ngành nghề sáng tạo, đại diện cho các khu vực kinh tế khác nhau chia sẻ về quá trình thích nghi và phát triển hoạt động trong môi trường số

Phiên thứ hai có chủ đề “Chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo trong môi trường số tại Việt Nam” do bà Trần Hải Vân - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế điều phối với các diễn giả là đại diện những quản lý, tư vấn, hoạch định chính sách văn hóa như PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Ths. Hoàng Long Huy - Cục Bản quyền tác giả...

Cũng tại Hội thảo, ông Choi Seung Jin - Giám đốc Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam đã trình bày những kinh nghiệm thúc đẩy văn hóa, sáng tạo trong môi trường số tại Hàn Quốc thông qua hoạt động hợp tác quốc tế.

Từ đây, các đại diện của Bộ VHTT&DL đã tiến hành trao đổi trực tiếp với hai gương mặt “kì cựu” trong cộng đồng hoạt động sáng tạo Việt Nam là bà Ngô Thị Bích Hạnh - BHD Vietnam Media Corp và nhạc sĩ Quốc Trung, xung quanh những mong muốn của doanh nghiệp, nghệ sĩ, người thực hành sáng tạo, nhằm giúp doanh nghiệp, người làm nghệ thuật có thể thuận lợi vượt qua thách thức, nắm bắt hiệu quả cơ hội khi hoạt động trong môi trường số.