Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Thái Tuyên - 08:40, 03/07/2024

Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.

Vương miện Vua và búi tóc Hoàng hậu bằng vàng, thế kỷ XVII
Vương miện Vua và búi tóc Hoàng hậu bằng vàng, thế kỷ XVII

Giá trị di sản chưa được phát huy hiệu quả

BST di sản Hoàng tộc Chăm là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị về lịch sử ra đời của vương triều Chăm xưa, về trang phục, trang sức, vương miện, vũ khí, đồ ngự dụng trong hoàng cung,… được các đời hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, trải qua hơn 400 năm.

Trước năm 1975, BST di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm được cất giữ kín trong kho vì những lý do tâm linh, tín ngưỡng và phần quan trọng khác là an ninh, an toàn cho di sản và người bảo vệ di sản. Cho đến những năm 1991 - 1992 thì việc khảo sát, nghiên cứu và lập Hồ sơ khoa học Đền thờ vua Po Klaong Mânai và BST mới từng bước được tiến hành và hoàn thành trình Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng tại Quyết định số 43/VH/QĐ ngày 07/01/1993.

Trong giai đoạn triển khai Dự án, các thành viên trong gia đình Hoàng tộc Chăm cũng được tham gia vào khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng xây dựng mô hình và nghiệp vụ du lịch, do Tiến sĩ La Nữ Ánh Vân, Phó khoa Du lịch, Trường Đại học Phan Thiết trực tiếp đến tập huấn.

Sau khi được xếp hạng, nhận thức được việc phải bảo vệ lâu dài BST duy nhất của tổ tiên còn lại nên gia đình hậu duệ Hoàng tộc Chăm là bà Nguyễn Thị Thềm (1911 - 1995) đã đồng ý từng bước để Bảo tàng Bình Thuận thiết kế, trưng bày BST dưới dạng “Kho mở”. Tuy nhiên, do ngôi nhà của bà Thềm được xây dựng những năm đầu của thập niên 1960, không gian khá chật hẹp, tầng dưới để ở, tầng trên chia thành 2 phòng để trưng bày nên gia đình chỉ mở cửa phục vụ cho các đoàn nghiên cứu, đoàn chính khách là chính, chưa phục vụ rộng rãi cho du khách tham quan chiêm ngưỡng các hiện vật gốc.

Nhiều năm qua, chính quyền các cấp và các ngành chức năng cũng đã triển khai nhiều việc nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của BST di sản Hoàng tộc Chăm. Tuy nhiên, hiệu quả phát huy vẫn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với giá trị của di sản. Chính vì vậy, cần có hướng tiếp cận mới để BST thực sự phát huy giá trị trong đời sống xã hội phát triển, đặc biệt là sự bùng phát về du lịch văn hóa.

Bộ Pata thực hiện nghi lễ trong bộ sưu tập Hoàng tộc Chăm
Bộ Pata thực hiện nghi lễ trong bộ sưu tập Hoàng tộc Chăm

Xây dựng mô hình “Kho mở” di sản

Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyề̀n thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, từ năm 2023 - 2024, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận được giao triển khai thực hiện “Xây dựng mô hình kho mở BST di sản Hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình gắn với các hành trình du lịch di sản văn hóa Chăm tại địa phương”.

Qua thời gian khảo sát, thống kê, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã phân loại BST di sản Hoàng tộc Chăm thành 8 sưu tập như sau: Sưu tập vương miện vua và hoàng hậu; Sưu tập vũ khí: Đao, kiếm; Sưu tập nhạc khí (Phèng la); Sưu tập đồ thờ tự (tín ngưỡng, tâm linh); Sưu tập vải (vải thổ cẩm và vải có nguồn gốc từ nước ngoài); Sưu tập gốm sứ; Sưu tập giấy: Sắc phong một số đời vua triều Nguyễn và một số loại tư liệu về đất đai, địa bạ, các văn bản hành chính sao chép bằng chữ Hán Nôm từ những sắc phong các đời vua nhà Nguyễn; Sưu tập gỗ: Rương đựng đồ hoàng tộc, mũ vệ binh.

Du khách tham quan Mô hình bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm
Du khách tham quan Mô hình bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm

Bố trí, trưng bày tại 2 phòng trên tầng 2 của ngôi nhà Hoàng tộc Chăm mà hiện nay gia đình bà Nguyễn Thị Thềm đang sinh sống. Phòng 1: Trưng bày những hiện vật quý có giá trị về nghệ thuật tôn giáo và kinh tế lớn, như vương miện vua, búi tóc hoàng hậu, bộ gươm đao, kiếm, Cit atuw (vật dụng đan bằng tre dùng để đựng trang phục hành lễ của tổ tiên), đồ sứ cổ và những đồ dùng trong hoàng cung xưa... Phòng 2: Trưng bày một số trang phục của vua chúa Chăm có niên đại từ thế kỷ XVII; các sắc phong của vua triều Nguyễn và văn tự bằng chữ Hán và chữ Chăm.

Mô hình kho mở BST di sản Hoàng tộc Chăm sau khi hoàn thành sẽ là điểm tham quan thú vị, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về một nền văn hóa lâu đời của đồng bào Chăm ở Bình Thuận. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả mục tiêu mà Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 đề ra.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.