Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Pháp hỗ trợ bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa Huế

Hồng Phúc - 16:06, 22/02/2023

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp đã ký kết thỏa thuận khung hợp tác khoa học trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.

Hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa
Hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa

Theo đó, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa, cùng chủ trì các hội nghị chuyên đề học thuật, tổ chức các cuộc triển lãm; trao đổi tài liệu và các dữ liệu khác về lịch sử, văn hóa Việt Nam do học giả Pháp và Việt Nam nghiên cứu.

Hai bên cũng sẽ hợp tác, chia sẻ nguồn tư liệu, hình ảnh liên quan đến di sản văn hóa Huế và triều Nguyễn đang được lưu trữ ở Pháp và Việt Nam, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử, dữ liệu số hóa về di sản văn hóa; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhân lực nâng cao năng lực về nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ tư liệu…

Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp Nicolas Fíevé cho biết, Viện sẵn sàng chia sẻ những hình ảnh, tư liệu liên quan đến triều Nguyễn trong kho lưu trữ; đồng thời sẽ kết nối, giới thiệu Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế với các đơn vị lưu trữ tư liệu hình ảnh lịch sử lớn của Pháp, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Việt Nam.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, quần thể di tích đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới cách đây 30 năm. Công tác trùng tu, phục dựng các di tích đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, nhiều công trình cung điện bên trong Đại Nội bị phá hủy hoàn toàn, nguồn tư liệu lưu trữ trong nước rất ít. Vì vậy, Trung tâm mong muốn nhận được sự chia sẻ, kết nối từ phía Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, nhất là tư liệu ảnh làm cơ sở cho việc xây dựng các đề án trùng tu, bảo đảm độ chân thực so với công trình.

Theo ông Hoàng Việt Trung, các công trình cung điện của triều Nguyễn được trang trí theo phong cách “nhất thi, nhất họa” với nhiều bài thơ cổ, do vậy những tư liệu, hình ảnh rất quan trọng.

Hiện nay, Trung tâm đang nghiên cứu để phục dựng lại Điện Cần Chánh trong Đại nội Huế và rất cần những hình ảnh lịch sử liên quan.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.