Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia

Nguyệt Anh (T/h) - 14:51, 25/04/2022

Vào năm 1891, các nhà thám hiểm Nga đã phát hiện ra một phế tích khổng lồ bí ẩn nằm giữa hồ Tere-Khoi ở vùng đất Siberia hoang vu, thuộc địa phận Cộng hòa Tuva ngày nay. Hòn đảo Por-Bajin trông giống như một pháo đài cổ, bị bỏ hoang trong một hồ nước ở vùng Siberia, gần biên giới Mông Cổ.

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia

"Pháo đài" này được đặt tên là Por-Bajin có nghĩa là “nhà đất sét” theo ngôn ngữ Tuva, nằm cách Moskva gần 4.000 km và cách biên giới Mông Cổ 50 km. Chiếm gần hết diện tích của hòn đảo, công trình có tường bao hình chữ nhật, gợi liên tưởng đến một thành lũy cổ xưa. Ảnh: Hotfishing.ru.

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia 1

“Pháo đài” được xây dựng 1.300 năm trước đây và rộng 3,5 ha. Các nhà sử học và khoa học vẫn tranh cãi về mục đích sử dụng của pháo đài này. Một số nhà nghiên cứu tin rằng Por-Bajin được xây dựng để làm cung điện mùa hè, tu viện hay một đài quan sát thiên văn. Ảnh: SciTechDaily.

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia 2

Các nhà khảo cổ học cho rằng, Por-Bajin được cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ xây dựng trong thời đại Hãn quốc Uyghur (744-840 SCN). Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra xung quanh sự tồn tại của công trình này từ khi nó được tìm thấy.  Ảnh: Rgo.ru.

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia 3

Por-Bajin nối với vùng đất khác bằng 1 lối đi nhỏ. Ảnh: Indicator.ru.

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia 4

Nơi Por-Bajin tọa lạc nằm ở độ cao 2.300 mét so với mực nước biển, nằm sâu trong nội địa nên hứng chịu thời tiết vô cùng khắc nghiệt, không phải là điều kiện sống lý tưởng với con người. Ảnh: Tourpedia.ru.

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia 5

Vào mùa đông có thể di chuyển ra pháo đài cổ xưa trên mặt hồ đóng băng. Còn vào mùa hè, thuyền là phương tiện đi lại không thể thiếu. Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng xưa kía từng có một cây cầu bắc từ đất liền ra Por-Bajin. Ảnh: Hotfishing.ru.

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia 6

Vào năm 2007, các chuyên gia đã ghé thăm hòn đảo này và tiến hành nghiên cứu sâu hơn. Cuôc khai quật đã làm phát lộ nhiều hiện vật bằng đất nung, cấu kiện kiến trúc và cả các hình vẽ. Ảnh: TASS.

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia 7

Kết quả khảo sát cho thấy, cấu trúc cơ bản trên hòn đảo – với sân trong làm trung tâm – được tách làm hai phần và có lối đi bộ lợp mái ngói được chống đỡ bởi 36 cột gỗ to đặt trên các bệ đá. Nhiều bức tường, bậc thang bằng gạch vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Tuvantrip.com.

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia 8

Các nhà khoa học kết luận rằng, dựa trên cách thức xây dựng, phong cách mỹ thuật và những nguyên vật liệu được sử dụng, Por-Bajin là công trình kiến trúc mang sắc thái Trung Hoa cổ. Ảnh: Rozavetrovsibir.ru.

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia 9

Mặc dù đã trải qua 1.300 năm nhưng nhiều bức tường vẫn còn nguyên vẹn với khoảng sân bên trong được chia thành hai phần, lối đi lát gạch và 36 cột gỗ trên nền đá. Hòn đảo cũng không có hệ thống sưởi ấm dù được xây tại khu vực có thời tiết khắc nghiệt như Siberia.

Pháo đài nghìn tuổi nổi lên giữa hồ nước ở Siberia 10

Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Hoàng tử Albert của Monaco đã đến thăm hòn đảo vào năm 2007. Ông chia sẻ cảm tưởng về chuyến thăm: “Tôi đã đến nhiều nơi, thấy nhiều điều, nhưng tôi chưa bao giờ chứng kiến bất cứ thứ gì tương tự như hòn đảo này”.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.