Thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình đặt ra mục tiêu giảm 33 xã ĐBKK, 50% số thôn ĐBKK. Đến thời điểm này, kết quả thực hiện các mục tiêu trên ra sao thưa ông?
Với mục tiêu giai đoạn 2021-2025 giảm 33 số xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 50% số thôn ĐBKK theo Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 và Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 Thủ tướng Chính phủ
Trong giai đoạn 2021-2023, bằng nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình và các nguồn vốn khác, toàn tỉnh đã có 14/59 xã ĐBKK được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đồng thời thoát khỏi diện ĐBKK, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn lại 45 xã ĐBKK.
Đối với mục tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm của vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh, chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao là từ 2,5-3,0%. Kết quả thực hiện tỷ lệ giảm nghèo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2023 là 2,93%, tỷ lệ hộ nghèo các xã ĐBKK, giảm bình quân 6,39%/năm.
Ông có thể cho biết, để truyền tải về nội dung, ý nghĩa và những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện công tác truyền thông, phổ biến tuyên truyền về Chương trình như thế nào?
Xác định để nâng cao hiệu quả, thành công của Chương trình, công tác truyền thông, tuyên truyền về Chương trình đến cộng đồng phải đi trước một bước. Theo đó, địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các nhiệm vụ, nội dung dự án Chương trình trên các báo, truyền hình như, tuyên truyền trên báo Dân tộc và Phát triển, báo Pháp luật, báo thanh tra, báo Công thương, báo Đại đoàn kết, báo Nhân nhân; truyền hình trên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Tỉnh, truyền hình Quốc hội và thông qua các hoạt động nói chuyện chuyên đề, tập huấn bồi dưỡng; thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở.
Đặc biệt, thông qua các hoạt động biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS để chuyển tải đến Nhân dân về ý nghĩa, mục đích, các quy định, hướng dẫn về Đề án tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi và Chương trình MTQG 1719.
Cụ thể, tỉnh Hòa Bình phát hành 265 cuốn cẩm nang các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện Chương trình chuyển đến các xã ĐBKK, cấp huyện và sở, ngành tỉnh; hoạt động phổ biến tuyên truyên truyền 11.760 lượt người; biểu dương tôn vinh 1.276 Người có y tín; trợ giúp pháp lý cho 4.000 lượt người; đào tạo nghề cho 26.150 lượt người; đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai các cấp 2.391 lượt người; 21.638 tờ rơi trên các xã đặc biệt khó khăn, 12 trường Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh….
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình, công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình được tỉnh Hòa Bình triển khai như thế nào thưa ông?
Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 30/9/2022 về Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025. Nhằm thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình; kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức; thu thập, tổng hợp những thông tin, số liệu, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát đã được thực hiện ngay từ ban đầu khi thực hiện lập Đề án thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở các văn bản của Tỉnh về ban hành tổ chức, triển khai, xây dựng kế hoạch các danh mục, nội dung thực hiện các dự án đã được theo dõi, kiểm tra trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các Sở, ban ngành theo phân công thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện. Chương trình từ cơ sở, đặc biệt phát huy vai trò giám sát phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp trong việc tổ chức thực hiện Chương trình.
Trân trọng cảm ơn ông!