Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nữ cán bộ tâm huyết với công tác dân tộc

Thúy Hồng - 10:02, 26/05/2020

Bao nhiêu năm gắn bó với công tác dân tộc, là chừng ấy thời gian chị Bàn Thị Thanh, Phó Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội - Dân tộc huyện Tràng Định (Lạng Sơn) gắn bó với các thôn, bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn. Chị luôn tâm niệm và mong muốn góp sức lực của mình giúp đồng bào DTTS có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chị Bàn Thị Thanh (thứ hai bên trái) cùng bà con DTTS tìm hiểu thông tin trên Báo Dân tộc và Phát triển.
Chị Bàn Thị Thanh (thứ hai bên trái) cùng bà con DTTS tìm hiểu thông tin trên Báo Dân tộc và Phát triển.

Chị Bàn Thị Thanh tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế. Sau khi ra trường, chị về công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện. Là người con dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở xã có điều kiện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nên chị Thanh luôn ước mong góp một phần sức lực của mình phát triển quê hương. Năm 2010, chị chuyển công tác sang Phòng Dân tộc của huyện với chức vụ Phó phòng. Đến năm 2018, huyện sáp nhập Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và Phòng Dân tộc thành Phòng LĐTB&XH - Dân tộc, chị Thanh giữ chức vụ Phó Trưởng phòng.

Với tình cảm, trách nhiệm của mình, suốt nhiều năm gắn bó với công tác dân tộc, chị luôn nỗ lực hết mình trong công việc, giúp đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Chị Thanh thường xuyên nắm tình hình, tìm hiểu đời sống của đồng bào để tham mưu cho UBND huyện các chính sách dân tộc, trong đó, đặc biệt chú trọng việc tạo sinh kế cho bà con.

Mỗi bản làng chị đi qua đều là những dấu ấn riêng về việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án dân tộc. Đặc biệt, để triển khai hiệu quả Chương trình 135 tại xã Cao Minh - địa bàn vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, chị đã cùng với các cán bộ của Phòng Dân tộc thường xuyên xuống các xóm, bản nắm tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào để kịp thời triển khai chính sách sát thực tiễn.

Từ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2019, chị kịp thời tham mưu cho chính quyền địa phương, hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng; trực tiếp tham mưu về hợp phần hỗ trợ sản xuất, mua các loại giống cây trồng như, thạch đen, quế phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Việc thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg, ngày 9/1/2019 về chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK, cũng được chị quan tâm chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó, chị luôn quan tâm động viên, thăm hỏi đội ngũ Người có uy tín để từ đó nắm bắt tình hình đời sống đồng bào tại các thôn bản, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho cơ sở trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc.

“Niềm vui lớn nhất của người làm công tác dân tộc là nhìn thấy cuộc sống của đồng bào ngày càng đổi thay, không còn đói khổ nữa”, chị Thanh nói.

Nhận xét về chị Thanh, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn Khuổi Nặp, xã Cao Minh Vi Thị Thu Hà nói: “Chị Thanh là cán bộ tận tình với bà con vùng sâu, vùng xa. Chị cũng luôn tích cực trao đổi thông tin với đội ngũ Người có uy tín như chúng tôi để tuyên truyền với bà con thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước”.

Với những cống hiến cho công tác dân tộc, tại Đại hội DTTS tỉnh Lạng Sơn lần thứ III, năm 2019, chị Bàn Thị Thanh đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen. Chị cũng vinh dự được bầu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II, năm 2020 tới đây.

Chị Thanh là cán bộ tận tình với bà con vùng sâu, vùng xa. Chị cũng luôn tích cực trao đổi thông tin với đội ngũ Người có uy tín như chúng tôi để tuyên truyền với bà con thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước”.

Bà Vi Thị Thu Hà, Bí thư Chi bộ thôn Khuổi Nặp, xã Cao Minh

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.