Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ở Lạng Sơn: Góp phần tăng trưởng KT-XH vùng DTTS

Thúy Hồng - 09:31, 20/05/2020

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã biên giới, xã an toàn khu; lồng ghép vốn từ các chương trình, dự án cơ sở hạ tầng... là những chương trình mà tỉnh Lạng Sơn đưa ra để triển khai thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân tộc.

Đường giao thông ở xã Đội Cấn, huyện Tràng Định được xây dựng từ Chương trình 135 tạo điều kiện thuận tiện cho bà con phát triển kinh tế.
Đường giao thông ở xã Đội Cấn, huyện Tràng Định được xây dựng từ Chương trình 135 tạo điều kiện thuận tiện cho bà con phát triển kinh tế.

Thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng, KT-XH các xã, thôn, bản ĐBKK, xã biên giới như: Quyết định số 28/QĐ- UBND ngày 24/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015; Quyết định 06/QĐ-UBND ngày 24/2/2017 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với DTTS ít người ở xã ĐBKK trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020...

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chỉ đạo các ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện lồng ghép vốn từ các chương trình để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất cho người dân. Cụ thể, tỉnh đã lồng ghép nguồn vốn Chương trình 135 với nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn ĐBKK. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn của 125 xã ĐBKK và 141 thôn ĐBKK của 63 xã vùng II được thụ hưởng chương trình giai đoạn 2016 - 2020 đã thực sự “thay da đổi thịt”.

Ông Hoàng Văn Ấn, Bí thư Đảng ủy xã Mông Ân cho biết: Những năm qua, bà con DTTS nghèo của địa phương được hỗ trợ phát triển sản xuất từ các Chương trình 135, nông thôn mới (NTM)…, được hỗ trợ nguồn vốn, cây trồng, vật nuôi, được bồi dưỡng kiến thức khoa học - kỹ thuật... đã giúp người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Tương tự, xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn cũng là một trong những xã điển hình của tỉnh về lồng ghép giữa nguồn vốn Chương trình 135 và các chương trình khác để củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đến cuối năm 2019, Nhất Tiến được công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Còn việc triển khai chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg, ngày 12/10/2009, Quyết định số 755/QĐ-TTg, ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành các văn bản chỉ đạo tập trung rà soát thực trạng đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong đồng bào DTTS. Kết quả đến hết năm 2019, tỉnh đã thực hiện bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, ĐBKK, biên giới được 293 hộ, trong đó: Bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai 113 hộ; Dự án ổn định vùng biên giới 178 hộ; triển khai 11 dự án bố trí dân cư trong giai đoạn 2013 - 2019...

Theo ông Lâm Văn Viên, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn, để triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn, hằng năm UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, triển khai thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, nguồn vốn để tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng vùng DTTS, vùng khó khăn. Các công trình được xây dựng đã phát huy hiệu quả, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất.

Qua 16 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về công tác dân tộc, kinh tế vùng đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn luôn duy trì tăng trưởng, nhiều năm ở mức 8 - 9%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành Nông, Lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ... góp phần giảm khoảng cách giàu, nghèo trên địa bàn. Tính đến hết năm 2019, thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh đạt 43,4 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập của bà con DTTS là 35,45 triệu đồng/người/năm, tốc độ giảm nghèo bình quân đạt 3,61% năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 10,89%.

Tin cùng chuyên mục
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.