Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông sản ùn ứ tại cửa khẩu Trà Lĩnh, Cao Bằng

PV - 18:42, 04/12/2021

Do thiếu lái xe container vận chuyển hàng hóa qua lại trong khu vực cửa khẩu giữa hai nước, hàng trăm xe container vận chuyển nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị ùn ứ tại khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh, thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Do lượng xe container dồn về, vượt quá sức chứa của các kho, bãi, một số xe phải đỗ dọc lối mở Nà Đoỏng, thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng).
Do lượng xe container dồn về, vượt quá sức chứa của các kho, bãi, một số xe phải đỗ dọc lối mở Nà Đoỏng, thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng)

Lãnh đạo Chi cục Hải quan Cửa khẩu Trà Lĩnh cho biết, hiện có khoảng 300 xe container vận chuyển hải sản đông lạnh, quả mít tươi, hạt điều bị ùn ứ tại khu vực cửa khẩu. Lượng xe chở hàng dồn về khu vực cửa khẩu quá lớn, chậm được giải phóng đã vượt quá sức chứa của 5 kho, bãi tại khu vực cửa khẩu. Một số xe phải đỗ dọc đường vào lối mở Nà Đoỏng, thị trấn Trà Lĩnh.

Qua tìm hiểu được biết, theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa đã liên hệ, tổ chức đội lái xe trung chuyển hàng hóa, số lượng khoảng 50 người. Số lượng tài xế này chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận tải thông quan hàng hóa, bởi bình quân, mỗi lái xe chỉ chở được 1 chuyến hàng/ngày, thông quan sang Trung Quốc.

Nguyên nhân khiến khó tìm lái xe chở hàng thông quan sang Trung Quốc, do theo quy định, ngoài yêu cầu lái xe chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19, xét nghiệm PCR 3 lần/tuần, còn yêu cầu, lái xe phải là cư dân biên giới, hộ khẩu thường trú khu vực biên giới, có chứng minh thư cư dân biên giới, để nhập cảnh sang Trung Quốc bằng giấy thông hành cư dân biên giới.

Mặt khác, nhân lực bốc xếp hàng hóa trong mùa dịch có hạn, nên tiến độ bốc dỡ hàng hóa chậm, các tài xế không kịp quay đầu, chở tiếp chuyến hàng thứ hai trong ngày, thông quan qua biên giới.

Thượng tá Bùi Tiến Dũng, Trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh chia sẻ, lượng xe container dồn về vượt quá sức chứa của kho, bãi tại địa bàn, một số xe phải đỗ cạnh đường, vi phạm quy định, hàng hóa xuất nhập khẩu phải được quản lý trong kho, bãi. Xe đậu, đỗ dọc đường gây mất mỹ quan khu vực cửa khẩu và thêm vất vả cho cán bộ, chiến sĩ biên phòng trong bảo đảm an ninh - trật tự khu vực biên giới.

Trước tình trạng thiếu lái xe container vận chuyển hàng hóa thông quan trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19, Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh kiến nghị, tỉnh Cao Bằng hội đàm với cấp tương quan phía Trung Quốc, xem xét, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục biên phòng giữa hai bên đối với trường hợp là lái xe trung chuyển hàng hóa trong khu vực cửa khẩu hai nước. Xem xét, không phân biệt lái xe là cư dân biên giới, hay cư dân nội địa, chỉ cần đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, được tham gia lái xe trung chuyển hàng hóa trong khu vực cửa khẩu.

Mặt khác, từ thực tiễn phòng, chống dịch Covid-19 tại cửa khẩu Trà Lĩnh, đã ghi nhận 5 lái xe container từ địa phương khác đến cửa khẩu là F0, Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh đề nghị ngành Y tế xem xét, bố trí nhân viên tại Trạm barie số 2 trong khu vực cửa khẩu, tiến hành test nhanh Covid-19 với lái xe chở hàng vào khu vực cửa khẩu.

Một số chủ hàng nông sản xuất khẩu qua Cửa khẩu Trà Lĩnh đang “nóng ruột” vì hàng hóa ách tắc, chậm được thông quan, chi phí xe lưu kho, bãi... tăng. Ngành chức năng tỉnh Cao Bằng cần vào cuộc, xem xét, có giải pháp tháo gỡ bất cập thiếu lái xe phục vụ trung chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu tại địa phương./.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.