Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông nghiệp Việt Nam 2018: Nhiều cơ hội bứt phá!

PV - 08:53, 12/01/2018

Khép lại năm 2017, kinh tế Việt Nam đã có bước đột phá với mức tăng trưởng GDP 6,81%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Đóng góp vào sự thành công đó, không thể không nhắc tới kỳ tích của ngành Nông nghiệp (chiếm 15,34% trong tổng GDP của cả nước) với mức tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ năm 2016. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để ngành Nông nghiệp bước sang năm 2018 với nhiều kỳ vọng bứt phá…

Xứng đáng kỳ tích

Sở dĩ, gọi thành tựu của ngành Nông nghiệp trong năm 2017 là kỳ tích bởi, trong năm qua, ngành Nông nghiệp nước ta phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức. Đó là hậu quả khủng khiếp, liên tục của thiên tai, hạn hán, bão lũ… khiến hàng trăm nghìn ha hoa màu của người nông dân trên cả nước bị mất trắng.

Bên cạnh đó, sự mất ổn định về quy hoạch, thiếu tính bền vững trong chăn nuôi, sản xuất khiến giá cả các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, dưa hấu… liên tục tụt giảm. Hậu quả là người dân nhiều phen điêu đứng khiến chính phủ và các bộ ngành phải tập trung đề ra các biện pháp giải cứu…

Tuy nhiên, vượt lên trên những khó khăn, thách thức ấy, ngành Nông nghiệp vẫn có mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng với con số 2,9% so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, hồ tiêu, cá ba sa, tôm, đồ gỗ và lâm sản… đã đem về gần 36,4 tỷ USD, tăng hơn 4 tỷ USD so với năm ngoái và là mức cao kỷ lục. Qua đó, đóng góp chung vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước với mức thặng dư của cán cân thương mại là 2,67 tỷ USD.

Đặc biệt, cùng với xu hướng doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp đầu tư vào ngành Nông nghiệp cũng có nhiều tín hiệu đáng mừng. Cụ thể, năm 2017, đã có gần 2.000 doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, tăng 3,8% so với năm 2016, nâng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành lên trên 5.600 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi vững chắc, đem lại sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi vững chắc, đem lại sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

 

Cơ hội nông nghiệp 4.0

Với những kết quả đã đạt được của ngành Nông nghiệp trong năm 2017, người dân cả nước hoàn toàn có thể tin tưởng vào một bức tranh sáng sủa của ngành trong năm 2018. Điều đó, càng có cơ sở hơn khi ngành Nông nghiệp cả nước đang đứng trước cơ hội lớn đến từ cuộc cách mạng 4.0.

Đó là việc áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp với hàng loạt các khu nông nghiệp công nghệ cao đã hình thành và đi vào hoạt động. Theo đó, các khu nông nghiệp này được đầu tư bài bản với quy trình sản xuất hoàn toàn khép kín, ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất, thay thế sức lao động của con người và đem lại năng suất cao.

Đơn cử, tại Lâm Đồng, đây hiện đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao với khoảng 50.000ha đất, chiếm gần 17% tổng diện tích canh tác địa phương. Nhiều diện tích phát triển mô hình này tại Lâm Đồng đạt hơn 1 tỷ đồng/ha/năm. Cùng với đó là các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hậu Giang và Phú Yên. Các địa phương như Thái Nguyên, Thanh Hóa… cũng đang nỗ lực hoàn tất quy hoạch tổng thể về nông nghiệp công nghệ cao là những tín hiệu đáng mừng.

Đồng thời, bài toán nan giải nhất là vốn sản xuất hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng đang được Nhà nước quan tâm tháo gỡ. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực triển khai gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng ưu tiên cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao với lãi suất ngắn hạn khoảng 5,3-6,5%/năm, trung dài hạn khoảng 8,5-10%/năm (thấp hơn từ 0,5 đến 1,5% so với thông thường).

Theo đó, đến nay đã có 8 ngân hàng thương mại cam kết dành nguồn vốn khoảng 135.000 tỷ đồng để cho vay các dự án công nghệ cao trong nông nghiệp có hiệu quả. Theo Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), dư nợ đầu tư của ngành Ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch hiện đã đạt 36.000 tỷ đồng, cho vay gần 6.400 khách hàng, chủ yếu cho vay đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với dư nợ đạt gần 31.286 tỷ đồng…

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp cả nước cũng đang đẩy mạnh tái cơ cấu trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản… Đây sẽ là động lực quan trọng để nông nghiệp Việt Nam bước vào năm 2018 tràn đầy niềm tin thắng lợi.

Nắm chắc thị trường

Với bất kỳ lĩnh vực nào, thị trường tiêu thụ ổn định luôn là một cái đích để hướng đến. Ngành Nông nghiệp cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, khâu tìm kiếm, phát triển thị trường là vô cùng quan trọng, đóng vai trò then chốt của thành công hay thất bại.

Do đó, bước sang năm 2018, một mặt, ngành Nông nghiệp nước ta cần tiếp tục nắm chắc các thị trường truyền thống, nhiều tiềm năng đó là thị trường các nước khu vực châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

Việc đẩy mạnh các cuộc đàm phán thương mại sẽ đem về cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục đặt chân vào các thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, Đức…. Gần đây nhất, vào đầu tháng 12/2017, thông tin về trái vú sữa lò rèn của bà con nông dân Tiền Giang được thị trường Mỹ chấp nhận chính là một trong những tín hiệu cụ thể đền đáp cho nỗ lực mở rộng thị trường không ngừng nghỉ của ngành Nông nghiệp. Qua đó, đem lại niềm vui, cho bà con nông dân và niềm tin vào các ngành chức năng…

Bên cạnh đó, cùng với nỗ lực xuất ngoại, không thể không nhắc tới thị trường trong nước. Với 93 triệu dân, đây chính là thị trường ổn định, bền vững nhất mà ngành Nông nghiệp Việt Nam sở hữu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thị trường trong nước dường như vẫn còn ở mức tiềm năng.

Chính vì vậy, để nắm chắc phần thắng trên sân nhà, rõ ràng ngành Nông nghiệp nước ta cần khẩn trương điều chỉnh lại cách tiếp cận thị trường trong nước với tiêu chí nông nghiệp sạch, vì sức khỏe cộng đồng. Từ đó tạo nền tảng vững chắc, đưa ngành Nông nghiệp xuất ngoại thành công.

MẠNH HÀ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.