Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông nghiệp số “lên ngôi”

Minh Thu - 10:06, 23/05/2024

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Qua đó, đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Nông dân Đồng Tháp đang đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số hóa dữ liệu trong canh tác lúa. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ).
Nông dân Đồng Tháp đang đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số hóa dữ liệu trong canh tác lúa. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ).

Sáng tạo để phát triển

Thời gian qua, việc số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để nâng cao giá trị kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp được các ngành có liên quan và người dân các địa phương quan tâm triển khai và mang lại hiệu quả bước đầu.

Như ở tỉnh Hậu Giang, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và trao đổi với nhiều công ty phần mềm về việc thực hiện chuyển đổi số cho lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những điểm dễ nhận thấy trong quá trình chuyển đổi số của ngành nông nghiệp Hậu Giang là việc ngành chức năng có liên quan từ tỉnh đến cơ sở và người dân thực hiện nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.

“Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả ngành nông nghiệp, doanh nghiệp và đặc biệt là người nông dân. Chuyển đổi số chính là phương thức quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất”.

Ông Hoàng TrungThứ trưởng Bộ NN&PTNT

Điển hình như việc ứng dụng máy bay không người lái để gieo sạ và phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; ứng dụng công nghệ tưới tự động, tiết kiệm nước, điều khiển tự động...

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Kế hoạch không chỉ quan tâm chuyển đổi số trong công tác quản lý, mà còn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, từ đó chuyển giao, hướng dẫn, hỗ trợ tốt hơn cho nông dân tham gia chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Chia sẻ về những lợi ích khi ứng dụng công nghệ số vào canh tác nông nghiệp, ông Trần Ngọc Tần, ở ấp Trường Lợi A, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Nhiều vụ lúa qua, khi có thiết bị bay không người lái phục vụ sản xuất nông nghiệp, việc canh tác lúa của nông dân nhàn hơn rất nhiều so với trước và mang lại nhiều lợi ích. Mặt khác, quá trình phun thuốc không giẫm đạp lúa, hạn chế tiếp xúc với thuốc, lượng nước sử dụng ít nên bảo vệ tốt môi trường, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp sinh thái, thân thiện môi trường”.

Anh Đặng Dương Minh Hoàng, Chủ nhiệm Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc, chủ nông trại Thiên Nông, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước cho biết: Ngày từ khi thành lập, HTX đặt mục tiêu là sẽ giúp các nông hộ ở địa phương hoàn tất các thủ tục, quy trình đăng ký mã số vùng trồng, áp dụng nhật ký điện tử để góp phần minh bạch hóa nền nông nghiệp và tìm các giải pháp giảm bớt khâu trung gian trong tiêu thụ nông sản…

“Chúng tôi sẽ tích cực xây dựng mạng lưới, giúp nông dân xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng vùng miền, tiến đến xây dựng thương hiệu quốc gia để cho hàng Việt xuất ngoại; góp sức đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển nền nông nghiệp Việt Nam. Qua đó, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, hướng tới tạo lập một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững”, anh Minh Hoàng chia sẻ.

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. (Ảnh: Trần Anh).
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. (Ảnh: Trần Anh).

Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu

Theo ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước, địa phương hiện đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030 và triển khai hỗ trợ đưa các HTX, nông hộ lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh. Theo đó, kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh; có 20% trang trại, doanh nghiệp với khoảng 5 - 7 sản phẩm được số hóa; các xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm số hóa phải có 100% sản phẩm OCOP được số hóa.

“Việc ra đời HTX dịch vụ nông nghiệp số là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất - kinh doanh và các nông hộ tại địa phương tiếp cận với chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất, nhằm tăng sức cạnh tranh, chủ động mở rộng thị trường đầu ra, thu hút nguồn khách hàng đa dạng ở mọi lúc, mọi nơi và giảm bớt khâu trung gian để tăng giá trị lợi nhuận sản phẩm...”, ông Nguyễn Minh Quang khẳng định.

Nhấn mạnh đến việc thiết lập kiến trúc dữ liệu nền tảng số của ngành nông nghiệp cũng như tăng cường sự phối hợp giữa địa phương với Trung ương trong bảo vệ các hoạt động nông nghiệp xanh và bền vững, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho biết, theo “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Đến nay, ngành nông nghiệp đã thành lập Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp thực hiện chức năng tham mưu, tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử trong Bộ và ngành nông nghiệp.

“Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả ngành nông nghiệp, doanh nghiệp và đặc biệt là người nông dân. Chuyển đổi số chính là phương thức quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung chia sẻ.

Theo “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Đến nay, ngành nông nghiệp đã thành lập Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp thực hiện chức năng tham mưu, tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử trong Bộ và ngành nông nghiệp.







Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.