Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Mỹ Dung - 09:55, 14/05/2024

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất

Chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng của người dân vùng DTTS
Chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân vùng DTTS

Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Xã vùng cao Quảng Sơn (huyện Hải Hà) có 95% là người DTTS sinh sống, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi cùng với toàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện chuyển đổi số, người dân đã biết sử dụng mạng internet để tìm hiểu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát huy có hiệu quả tổ hợp tác, đa dạng hóa mô hình kinh tế... Đặc biệt, bà con có thể sử dụng internet, điện thoại thông minh, máy tính để phục vụ các nhu cầu giải trí, học tập, cũng như giải quyết các thủ tục hành chính online.

Chị Sằn Thị Múi, một người dân bản Quảng Mới hào hứng chia sẻ: “Từ khi có internet và được hướng dẫn sử dụng, tôi cũng thực hiện nhiều giao dịch như đóng tiền điện, tiền nước, mua hàng qua mạng trên điện thoại, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí”.

Người dân quét mã QR code thanh toán lệ phí giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công huyện Hải Hà
Người dân quét mã QR code thanh toán lệ phí giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công huyện Hải Hà

Ba Chẽ là huyện miền núi, khó khăn tỉnh Quảng Ninh với gần 80% là đồng bào DTTS. Nhờ thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, đến nay các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn huyện đã tích cực chuyển đổi số toàn diện: sử dụng chức năng quản lý hồ sơ công việc và ký số văn bản đi trên hệ thống chính quyền điện tử, đạt tỷ lệ 100%; hình thức thanh toán điện tử (dịch vụ Mobile Banking); số thu ngân sách nhà nước (thuế, phí, lệ phí) được thanh toán qua phương thức không dùng tiền mặt, đạt tỷ lệ hơn 90%; tỷ lệ số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thanh toán tiền nước đạt 80%; tỷ lệ tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện thanh toán tiền điện, đạt trên 60%...

Để tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển đổi số toàn diện, huyện bám sát vào các chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, từ đó tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số đến các phòng, ban, đơn vị liên quan đảm bảo thực chất, hiệu quả và chất lượng; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số, kỹ năng số...

Ông Nguyễn Mạnh HùngChủ tịch UBND huyện Ba Chẽ

Ứng dụng phát triển kinh tế hiệu quả

Trước đây, bà con ở những xã vùng cao của huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà muốn mua nhiều mặt hàng phải về trung tâm thị trấn của huyện mới có, thì nay có thể ngồi nhà đặt hàng qua mạng. Nhiều sản phẩm của bà con sản xuất không cần phải mang ra chợ bày bán như trước, mà chỉ cần quảng bá trên các tiện ích số…cũng có thể tiếp cận được khách hàng trong và ngoài huyện.

Anh Hoàng Văn Sằn, dân tộc Tày (thôn Đồng Thanh, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu) là một trong những “công dân số” tiên phong của địa phương sử dụng công nghệ, internet vào làm du lịch. Khoảng 5 năm trước, anh Sằn nảy ra ý tưởng làm du lịch homestay. Nhiều người nghĩ anh khó thành công, bởi vị trí xa xôi, đi lại khó khăn, hạn chế về điều kiện thông tin, quảng bá. Nhưng giờ đây, Homestay Hoàng Sằn đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Bình Liêu.

Nhờ việc tiếp cận, bắt nhịp vào dòng chảy chuyển đổi số trong thời đại 4.0, giờ đây Homestay Hoàng Sằn trở thành từ khóa tìm kiếm “hót” trên các diễn đàn du lịch, công cụ tìm kiếm của Google, Facebook, Zalo… của nhiều du khách khi đến Bình Liêu.

“Tôi thấy rất vui và phấn khởi khi đã đăng tải được hàng nghìn bức ảnh đẹp, video trên các nền tảng mạng xã hội để quảng bá. Tài khoản Facebook Homestay Hoàng Sằn đã có gần 2.000 người theo dõi, trên 50.000 lượt tiếp cận”; trên diễn đàn "Phượt S2 triệu view" có 46.000 lượt người theo dõi”, anh Sằn chia sẻ thêm.

Anh Hoàng Văn Sằn, chủ homestay chú trọng quảng bá du lịch trên các nền tảng mạng xã hội
Anh Hoàng Văn Sằn, chủ homestay chú trọng quảng bá du lịch trên các nền tảng mạng xã hội

Cũng giống như anh Sằn, anh Lỷ Văn Quạn, thôn Phài Giác, xã Đại Dực, (Tiên Yên) đang là một trong những thanh niên khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh ớt chào mào trên các trang mạng điện tử. Năm 2019, anh đã chuyển đổi trồng lúa sang trồng ớt chào mào. Thời gian đầu việc tiêu thụ còn chậm, nhưng khi tìm hiểu, bán hàng trên sàn thương mại điện tử, sản phẩm ớt của gia đình đã được nhiều người biết đến.

“Giờ tôi không phải bán lẻ nữa mà các thương lái đến tận nhà mua. Tôi thấy các tiện ích số không chỉ giúp chúng tôi tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật trồng trọt mà còn giúp quảng bá sản phẩm của mình đi khắp mọi miền đất nước”, anh Quạn nói.

Qua tìm hiểu được biết, toàn tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thiện hạ tầng 57 trạm BTS và triển khai cáp quang sẵn sàng cung cấp dịch vụ internet băng rộng cố định cho các thôn, bản. Tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, việc chuyển đổi số được đẩy mạnh trở thành nền tảng phát triển kinh tế, xã hội, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc ở mỗi địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.