Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông dân Đồng Nai ứng dụng công nghệ quốc tế

PV - 14:41, 29/01/2018

Nhằm tăng giá trị sản xuất, giảm sức lao động cho nông dân, nhiều cánh đồng rau, hoa ở Đồng Nai đã áp dụng các công nghệ mới tiếp nhận chuyển giao từ nhiều nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, trên cùng một diện tích nhưng làm nông nghiệp theo công nghệ quốc tế sẽ có lợi cho nông dân rất nhiều. Trong mấy năm trở lại đây, Đồng Nai đã đẩy mạnh ký kết với Viện Kỹ thuật nông nghiệp Gyeongnam (Hàn Quốc). Trong năm 2018 này, còn tiếp tục khảo sát và hợp tác chuyển giao thêm các công nghệ nông nghiệp của thế giới.

Hoa cúc được trồng và chăm sóc theo công nghệ của Hàn Quốc. Hoa cúc được trồng và chăm sóc theo công nghệ của Hàn Quốc.

 

Từ sự mở rộng hợp tác, hàng loạt cán bộ nông nghiệp và các nông dân sản xuất giỏi ở Đồng Nai đã được đưa sang Hàn Quốc thăm quan, học hỏi các kinh nghiệm, kỹ thuật làm nông nghiệp tiên tiến nhất của Hàn Quốc. Các cán bộ và nông dân sẽ được xây dựng một nền tảng khoa học vững chắc về nông nghiệp thông qua việc nghiên cứu sinh học, môi trường tự nhiên, sản xuất nông nghiệp và khoa học nông nghiệp. Đặc biệt tiếp cận xu hướng nông nghiệp xanh vì sức khỏe cộng đồng.

Để kết quả được chuẩn xác, khi áp dụng vào thực tiễn, phía Hàn Quốc còn cử chuyên gia sang các vùng trọng điểm về rau, hoa của Đồng Nai như huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc để giám sát và hướng dẫn cặn kẽ hơn.

Không chỉ đẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc, để mô hình Hợp tác xã phát triển tốt trong thời kỳ hội nhập, Đồng Nai còn mời Hợp tác xã Hán Quang (Đài Loan) đến chuyển giao các công nghệ làm nông nghiệp cho nông dân Đồng Nai. Kiến thức về sức mạnh và lợi ích của nền nông nghiệp sạch khi được sản xuất tập thể, cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc đã được hàng ngàn nông dân Đồng Nai nắm vững.

Sản phẩm nông nghiệp làm theo công nghệ Hàn Quốc ở Đồng Nai bảo đảm cho sức khỏe người sử dụng. Sản phẩm nông nghiệp làm theo công nghệ Hàn Quốc ở Đồng Nai bảo đảm cho sức khỏe người sử dụng.

 

Ông Phan Văn Tám (chủ Hợp tác xã Đại Linh) ở huyện Thống Nhất cho biết: Tiếp cận xong các kỹ thuật của Đài Loan, tôi còn tham gia các khóa đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp của Nhật Bản nữa. Từ các kiến thức đó, sẽ tự tin hơn trong việc cùng bà con trong hợp tác xã mở rộng sản xuất. Đặc biệt, công nghệ sản xuất hoa của Nhật Bản rất độc đáo, giảm hơn một nửa chi phí lao động nhưng năng xuất vượt trội. Từ khâu chọn giống, làm đất, tỉa cành đều gắn với việc dự báo tăng trưởng nên hoa nở rất đúng mùa vụ. Đặc biệt kỹ thuật ứng phó với biến đổi của khí hậu được Hàn Quốc, Nhật Bản áp dụng rất tốt, khi chuyển giao sang Đồng Nai dần thể hiện tác dụng, người nông dân sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại. Vì vậy, không chỉ các Hợp tác xã, các nông trại mà nhiều hộ gia đình ở Đồng Nai cũng đã dần tiếp cận các công nghệ làm nông nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ông Lê Văn Mạnh, Chủ trang trại hoa Mạnh Hoàng ở huyện Xuân Lộc cho biết: Sản xuất theo kiểu Hàn Quốc bảo đảm cả cho sức khỏe người lao động trực tiếp lẫn người tiêu dùng. Điển hình như việc trồng hoa lay ơn, chỉ dùng các chế phẩm sinh học, tuyệt đối không dùng chất kích thích, thuốc sâu thay vào đó là việc áp dụng nghiêm ngặt cách điều chỉnh ánh sáng, cách tưới nước để hoa sinh trưởng khỏe mạnh, nở đúng mùa vụ và rất lâu tàn.

Ông Mạnh cùng nhiều nông dân sau khi tiếp cận công nghệ làm nông nghiệp của Hàn Quốc, Nhật Bản cũng luôn sẵn sàng cam kết với các đối tác về mức độ thích ứng an toàn của sản phẩm với sức khỏe người tiêu dùng. Lý giải thêm về điều này, ông Mạnh cho biết: Ở nước ngoài nếu anh bán một sản phẩm mà trên sản phẩm ấy còn tồn dư chất độc từ quá trình chăm sóc, bảo quản thì phải chịu trách nhiệm. Vậy nên khi sản phẩm đưa ra dù là bó hoa hay mớ rau thì cũng phải cam kết an toàn cho người dùng. Hy vọng kiểu sản xuất tiên tiến này sẽ ngày càng được nhiều nông dân Việt Nam tiếp cận, đó cũng là xu thế trong thời hội nhập.

VĂN ĐÔNG

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.