Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nơi đất cằn “đẻ” ra tiền tỷ

Thu Thảo - 15:04, 14/12/2020

Xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân (Thanh Hoá) vốn là một vùng đất nghèo, do trước đây kinh tế của người dân chỉ phụ thuộc vào cây sắn hoặc cây mía, nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, Xuân Hòa đang được nhắc đến, là vùng đất của những nông dân năng động, có thu nhập tiền tỷ từ cây cam, cây bưởi...


Anh Lê Minh Hải - Chủ của hơn 10 ha cam là một trong những người đi đầu trong công cuộc chuyển đổi từ cây mía, sắn sang trồng cây cam.
Anh Lê Minh Hải - Chủ của hơn 10 ha cam là một trong những người đi đầu trong công cuộc chuyển đổi từ cây mía, sắn sang trồng cây cam.

Chứng kiến tận mắt vườn cam rộng 10 ha, trĩu quả của gia đình anh Nguyễn Minh Hải, ở xã Xuân Hòa, chắc chắn chúng ta có thể hiểu và cảm nhận được, vùng đất “cằn cỗi” trước đây đã đổi thay. 

Anh Hải chia sẻ, cũng như các gia đình khác ở Xuân Hòa, diện tích đất đồi, rẫy của gia đình trước kia chủ yếu trồng mía, sắn, dứa truyền thống. Đầu tư vốn, công chăm sóc nhiều nhưng lợi nhuận thu về rất rẻ; thậm chí có những lúc phải chặt bỏ do không bán được. Mãi đến năm 2015, thực hiện chủ trương của 1`, Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, được chính quyền địa phương vận động,hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, giống, phân bón; hỗ trợ tiền cải tạo đất 15 triệu đồng/ha cây, gia đình anh đã mạnh dạn phá bỏ những diện tích cây trồng kém hiệu quả và chuyển hướng sang trồng cam.

Theo anh Hải, cam là một loại cây khó trồng, kén đất và thời tiết nên những năm đầu chuyển đổi, gia đình cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, do chịu khó học hỏi, tìm tòi nên sau 3 năm, vườn cam của gia đình anh bắt đầu cho thu hoạch.

Theo hạch toán của anh Hải, 1ha cam tính từ khi trồng đến lúc thu hoạch đầu tư khoảng từ 250-300 triệu đồng/ha. Với năng suất hiện tại, từ 25 đến 30 tấn/ha, trừ các chi phí, mỗi năm gia đình anh Hải thu về từ 150 - 170 triệu đồng/ha tiền lãi. Vào thời điểm thu hoạch chính trong năm, gia đình anh tạo công ăn v321iệc làm cho hàng chục lao động, mỗi lao động được trả 6 triệu đồng/tháng.

Chủ nhân của hơn chục ha cam khẳng định, hiệu quả kinh tế từ trồng cam mang lại cao gấp nhiều lần so với trồng các loại cây khác trước kia như keo, sắn, dứa…

Không chỉ riêng anh Hải, từ năm 2014 đến nay, xã Xuân Hòa đã chuyển đổi được 177 ha đất nông nghiệp sang trồng cam đường canh và cam lòng vàng, với 38 hộ gia đình tham gia. Hộ trồng ít nhất cũng có 7 ha cam, hộ nhiều nhất lên đến hơn chục ha, với giá dao động từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg. Cây cam Xuân Hòa không chỉ giúp xoá đói giảm nghèo ở địa phương, mà còn là cây trồng chủ lực giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu trên đất quê hương.


Năm 2020, Xuân Hòa đã xây dựng thành công sản phẩm cây ăn quả đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Năm 2020, Xuân Hòa đã xây dựng thành công sản phẩm cây ăn quả đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Để giúp các hộ dân trong quá trình sản xuất, phát triển bền vững vùng cây ăn quả, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã có những chính sách hỗ trợ hiệu quả, phù hợp như: hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, giống, phân bón; hỗ trợ tiền cải tạo đất 15 triệu đồng/ha cây.

Ngoài ra, năm 2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã hỗ trợ cho Hợp tác xã Thành Công (Xuân Hòa) một chiếc máy cày. Đầu năm 2020, hỗ trợ tiếp cho hợp tác xã xây dựng một nhà kho bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, với diện tích 500m2, tổng kinh phí 4 tỷ đồng, trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 3,2 tỷ đồng, Hợp tác xã đối ứng 800 triệu đồng.

Ông Lê Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết: Với tổng số 177 ha cây ăn quả của địa phương, mỗi ha trái cây ở đây đầu tư vào khoảng từ 350 triệu đến 400 triệu/ha. Năm 2020, Xuân Hòa đã xây dựng thành công sản phẩm cây ăn quả đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đối với một xã miền núi, điều này là cả một sự nỗ lực cố gắng khi cây ăn quả trở thành cây chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao người dân địa phương.

“Để phát triển bền vững cây cam, sắp tới, địa phương sẽ duy trì ổn định diện tích 177 ha cam; chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, địa phương sẽ chủ trọng khâu liên kết, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm, không để xảy ra tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, ông Tuyên cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.