Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Văn Chấn: Gần 150ha cam bị chặt bỏ vì nhiễm bệnh

PV - 15:38, 17/04/2019

Toàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái hiện có trên 1.800ha cam, quýt tập trung tại 9 xã, thị trấn. Tuy nhiên từ năm 2017 trở lại đây, trên thân cây cam, quýt xuất hiện bệnh nấm, gây thối rễ, vàng lá với diện tích nhiễm bệnh ngày càng bị lan rộng khoảng trên 350ha. Do đó, thời gian qua người dân đã ồ chặt bỏ gần 150ha cam.

Nhiều hộ dân ở Văn Chấn chặt bỏ cam nhiễm bệnh. Nhiều hộ dân ở Văn Chấn chặt bỏ cam nhiễm bệnh.

Gia đình bà Đỗ Thị Hồng, tổ dân phố 19/5 thị trấn Nông trường Trần Phú có trên 200 gốc cam. Trước đây, mỗi năm gia đình bà thu nhập khoảng 400 triệu đồng từ trồng cam, quýt. Tuy nhiên, từ đầu năm 2018 đến nay, diện tích cam của gia đình bị mắc bệnh nấm, gây vàng lá, thối rễ và không còn khả năng cứu vãn nên gia đình bà đã phải chặt bỏ toàn bộ diện tích số cây bị bệnh.

Không chỉ diện tích cam ở thị trấn Nông trường Trần Phú bị chặt bỏ mà ở thôn Nông Trường, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, người trồng cam ở đây cũng đang phải chặt bỏ những cây cam bị bệnh.

Xã Thượng Bằng La, trước đây được biết đến là vùng đất của những triệu phú, tỷ phú cam, với những hộ gia đình có thu nhập lên tới cả tỷ đồng/vụ cam, nhưng hiện nay, toàn xã đã có 15ha cam bị nhiễm bệnh, người dân đã chặt bỏ 5 ha bị nhiễm bệnh nặng.

Mặc dù người dân đã huy động hết khả năng để cứu cam khỏi bệnh nấm, song mọi nỗ lực dường như không mấy hiệu quả, diện tích nhiễm bệnh ngày càng lây lan. Nhiều người dân trồng cam lo lắng, không biết cam chết thì chuyển sang trồng cây gì cho phù hợp.

Ông Mai Mộng Tuân, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết, hiện nay huyện đã thực hiện nhiều giải pháp như mời Viện nghiên cứu rau quả để lấy mẫu đất, tìm ra nguyên nhân sâu xa gây bệnh. Đồng thời, mời các phòng, ban của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đến để tư vấn đưa ra những biện pháp.

Trước mắt, huyện yêu cầu các xã vận động Nhân dân chuyển đổi diện tích cam bị bệnh sang trồng cây hoa màu, lâm nghiệp, chè để tạo thu nhập mới cho người dân, duy trì cuộc sống ổn định. Khoảng 3-4 năm sau, khi đất được cải tạo thì vận động Nhân dân trồng cây ăn quả, nhằm phát huy giá trị cây ăn quả.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.