Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2023

PV - 14:18, 12/05/2023

Việt Nam cần sớm tính toán lại các chính sách kinh tế vĩ mô trong bối cảnh lạm phát thấp hơn. Điều này làm cơ sở quan trọng để chúng ta chủ động nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp nhằm thúc đẩy nền kinh tế phục hồi bền vững.

Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải. (Ảnh: Vũ Tân)
Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải. (Ảnh: Vũ Tân)

Là một nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam chịu nhiều tác động từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu và các chính sách kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế lớn qua hoạt động thương mại và đầu tư.

Gia tăng áp lực cho công tác điều hành

Hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi giá trị xuất khẩu bốn tháng đầu năm giảm mạnh so cùng kỳ. Sự sụt giảm diễn ra tập trung ở các nhóm hàng công nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng do sức cầu tại hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực đều yếu, khiến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm công suất hoạt động và cho lao động nghỉ việc.

Bên cạnh đó, các đồng tiền mạnh tăng giá trên thị trường quốc tế, rủi ro địa chính trị gia tăng và hoạt động dịch chuyển sản xuất về nước bản địa diễn ra mạnh mẽ khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều suy giảm. Bốn tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đã giảm 35,8% so cùng kỳ.

Bên trong nền kinh tế, tình trạng doanh nghiệp thiếu hụt đơn hàng do nhu cầu suy giảm, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, nhu cầu sử dụng lao động sụt giảm ở các trung tâm công nghiệp lớn, tiêu dùng phục hồi chậm... cùng một số bất cập trong công tác quản lý nhà nước tại các lĩnh vực thiết yếu như xăng dầu, y tế, đăng kiểm ô tô... khiến cho tổng thể bức tranh kinh tế có nhiều gam mầu xám.

Bên trong nền kinh tế, tình trạng doanh nghiệp thiếu hụt đơn hàng do nhu cầu suy giảm, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, nhu cầu sử dụng lao động sụt giảm ở các trung tâm công nghiệp lớn, tiêu dùng phục hồi chậm... cùng một số bất cập trong công tác quản lý nhà nước tại các lĩnh vực thiết yếu như xăng dầu, y tế, đăng kiểm ô tô... khiến cho tổng thể bức tranh kinh tế có nhiều gam màu xám.

Tuy mặt bằng lãi suất đã có xu hướng giảm từ tháng 3/2023 sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh liên tiếp các lãi suất điều hành nhưng mặt bằng lãi suất vẫn giảm chậm và ở mức cao so với thời điểm trước quý III/2022.

Đặc biệt, tương quan giữa lãi suất và lạm phát vẫn ở trạng thái lãi suất thực dương quá cao, tạo áp lực lớn đối với chi phí tài chính của doanh nghiệp trong nước và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Sự suy giảm của thị trường bất động sản với mức đóng góp khoảng 10% GDP và 9,5% lực lượng lao động đã dẫn tới sự khó khăn của nhiều ngành nghề có mối quan hệ tương hỗ như vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng…

Hệ quả những khó khăn từ cả bên ngoài và bên trong là kinh tế quý I/2023 chỉ tăng trưởng 3,32% so với cùng kỳ, thấp nhất giai đoạn từ năm 2011 tới nay (trừ năm 2020).

Khu vực công nghiệp tăng trưởng âm 0,82% trong quý I/2023 trong khi chỉ số sản xuất công nghiệp tính chung 4 tháng tăng trưởng âm 1,76%. Số liệu đăng ký kinh doanh tiếp tục phản ánh rõ nét những khó khăn của hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự suy giảm niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp về triển vọng kinh tế vĩ mô.

Hệ quả những khó khăn từ cả bên ngoài và bên trong là kinh tế quý I/2023 chỉ tăng trưởng 3,32% so với cùng kỳ, thấp nhất giai đoạn từ năm 2011 tới nay (trừ năm 2020).

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường bốn tháng đầu năm là 78,9 nghìn doanh nghiệp, chỉ nhỉnh hơn so với con số 77 nghìn doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, chờ giải thể và giải thể. Thống kê này cũng chưa tính đến các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động nhưng phải cắt giảm công suất và lao động trong các lĩnh vực xuất khẩu chủ chốt và doanh nghiệp bất động sản.

Một điểm đáng chú ý nữa là chỉ số giá tiêu dùng đã có hai tháng giảm liên tiếp, tháng 3 và 4/2023 lần lượt giảm 0,23% và 0,34%, phản ánh tác động từ sức cầu yếu của nền kinh tế và áp lực nhập khẩu lạm phát đã giảm.

Trước tình hình này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã rất quyết liệt, tăng cường chỉ đạo, điều hành để ứng phó với tình hình, tháo gỡ khó khăn, ách tắc đang cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng.

Hệ thống giải pháp trên nhiều phương diện được gấp rút triển khai, điển hình như tháo gỡ khó khăn thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản...

Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể kinh tế quý I/2023 và tháng 4/2023, có thể thấy việc đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là rất thách thức, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, của Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân cả nước.

Tạo đột phá trong 5 vấn đề lớn

Yêu cầu đặt ra trong tám tháng còn lại của năm 2023 là phải tiếp tục bám sát các quan điểm điều hành và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng và động lực để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi kinh tế, tập trung vào những vấn đề lớn, có khả năng tạo ra sự đột phá.

Cụ thể, về chính sách tài khóa, cần tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành; phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 đạt hơn 95% kế hoạch được Thủ tướng giao. Về chính sách tiền tệ, cần tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất một cách thực chất thông qua việc sử dụng chủ động, linh hoạt và đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ.

Cần tính tới việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mở rộng hoạt động thị trường mở và nghiệp vụ tái cấp vốn thông qua việc cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng trái phiếu chính phủ và các hợp đồng tín dụng để tiếp cận nguồn vốn có kỳ hạn phù hợp. Ngoài ra, việc tạo lập niềm tin trên thị trường liên ngân hàng và củng cố vai trò của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường này là rất cần thiết để bảo đảm tính thanh khoản của thị trường.

Về tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản, bên cạnh các giải pháp về pháp lý, thủ tục hành chính, cần có thêm những giải pháp củng cố niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp song hành với việc áp dụng các công cụ mang tính thị trường hơn nhằm khơi thông nguồn vốn cho lĩnh vực này.

Theo đó, cần tính tới phương án các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư của nhà nước tham gia vào thị trường bất động sản để trở thành nhà đầu tư có kỳ hạn đối với các sản phẩm của thị trường này, giúp tạo thanh khoản của thị trường và nâng cao năng lực, vai trò của kinh tế nhà nước. Song song với đó, cần chuyển hướng cho phép các tổ chức tài chính dựa vào các quy định về an toàn hoạt động cũng như năng lực và khẩu vị rủi ro của mình để đưa ra các quyết định tài trợ vốn cho các dự án bất động sản.

Trước tình trạng một số bộ ngành, địa phương phản ứng chính sách còn chậm, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, giải pháp quan trọng là mạnh dạn áp dụng biện pháp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị và cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ và kết quả công việc. Kết quả đánh giá phải trở thành tiêu chí căn bản để bố trí, sử dụng, đề bạt và bổ nhiệm cán bộ cũng như phân bổ các nguồn lực cho bộ, ngành, địa phương.

Việc đánh giá lợi ích và rủi ro khi thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô cần được thực hiện một cách khoa học, tôn trọng các quy luật khách quan, bám sát thực tiễn và có tính dự báo. Hiện lạm phát của thế giới đã trên đà được kiểm soát, tổng cầu của kinh tế thế giới liên tục giảm khiến áp lực nhập khẩu lạm phát nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm xuống.

Hơn nữa, chỉ số giá tiêu dùng đã giảm hai tháng liên tiếp, mặc dù cũng có yếu tố điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát, nên cần sớm tính toán lại các chính sách kinh tế vĩ mô trong bối cảnh lạm phát thấp hơn. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta chủ động nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp nhằm thúc đẩy nền kinh tế phục hồi bền vững trong những tháng còn lại của năm 2023.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.