Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nỗ lực đào tạo nghề cho con em đồng bào DTTS

PV - 10:49, 23/12/2022

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Kiên Giang nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển của địa phương. Trong số những học viên đang theo học tại trường có đến hơn 70% là con em của đồng bào dân tộc Khmer.

Thiết bị “Cabin thực hành lắp ráp, cài đặt máy tính - Camera - mạng” để giảng dạy nghề Lắp ráp và sửa chữa máy tính, nghề Quản trị mạng máy tính, nghề tin học văn phòng của Trường Trung cấp nghề DTNT tỉnh
Thiết bị “Cabin thực hành lắp ráp, cài đặt máy tính - Camera - mạng” để giảng dạy nghề Lắp ráp và sửa chữa máy tính, nghề Quản trị mạng máy tính, nghề tin học văn phòng của Trường Trung cấp nghề DTNT tỉnh

Trường Trung cấp Nghề DTNT Kiên Giang có 12 phòng, khoa. Trường đang đào tạo 36 lớp trình độ trung cấp với tổng số 1.039 học sinh, trong đó có 727 em người dân tộc Khmer.

Trường đào tạo 17 nghề ở các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, điện, ô tô, nông nghiệp, tin học; đào tạo sơ cấp với 21 nghề và dưới 3 tháng là 42 nghề.

Thời gian qua, trường tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào chương trình giảng dạy nhiều ngành, nghề mới, đáp ứng nhu cầu lao động từ các lớp nghề ngắn hạn đến các lớp trung cấp.

Thầy Ngô Văn Ngàn - Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề DTNT Kiên Giang, cho biết từ khi thành lập đến nay, trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo hơn 32.865 lượt học viên. Trong số này 4.483 học viên trung cấp, 6.294 học viên sơ cấp và 22.088 học viên đào tạo dưới 3 tháng. Hàng năm, trường tuyển sinh luôn vượt chỉ tiêu UBND tỉnh giao.

Em Danh Huy - học sinh lớp trung cấp nghề điện công nghiệp chia sẻ: “Đăng ký học trung cấp nghề tại trường, em vừa được học phổ thông vừa học nghề, tiết kiệm thời gian và miễn học phí. Em mong sau khi tốt nghiệp sẽ tìm được việc làm phù hợp để trang trải cuộc sống và giúp gia đình”.

Thiết bị “Chuyến xe du hành” dùng trong giảng dạy nghề Hướng dẫn viên du lịch của trường Trung cấp nghề DTNT tỉnh Kiên Giang
Thiết bị “Chuyến xe du hành” dùng trong giảng dạy nghề Hướng dẫn viên du lịch của trường Trung cấp nghề DTNT tỉnh Kiên Giang

Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, định kỳ Trường Trung cấp Nghề DTNT Kiên Giang phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng lao động tổ chức các buổi tuyển dụng kết hợp các sự kiện của trường.

Kết quả, trường có trên 87% học sinh tốt nghiệp trung cấp có việc làm và thu nhập ổn định, bình quân từ 6 - 12 triệu đồng/tháng. Đối với trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, qua khảo sát, thống kê đa số có việc làm và thu nhập cải thiện đời sống trên 86%. Đồng thời, trường làm cầu nối giữa doanh nghiệp tuyển dụng và người lao động, giúp người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm.

Theo thầy Ngô Văn Ngàn, nhà trường không ngừng phát triển mọi mặt, trở thành đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các lĩnh vực kinh tế, du lịch; phấn đấu nâng cấp thành trường cao đẳng, đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống các trường đào tạo nghề ở tỉnh và là đơn vị chủ lực tại huyện Giồng Riềng. 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.