Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những sáng tạo hữu ích của nông dân Bắc Hà

Khuất Linh - 11:02, 15/12/2020

Tại huyện Bắc Hà (Lào Cai) điều kiện canh tác, sản xuất của bà con còn nhiều khó khăn với địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh, giao thông đi lại cách trở. “Trong cái khó, ló cái khôn”, người nông dân nơi đây đã tự mày mò, nghiên cứu, sáng tạo ra những cải tiến kỹ thuật mang tính ứng dụng cao, góp phần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mùa vụ, giảm bớt sức lao động, nâng cao chất lượng bảo quản các sản phẩm nông sản bản địa.

Chiếc máy đục lỗ nylon có thiết kế đơn giản, nhưng rất tiện ích.
Chiếc máy đục lỗ nylon có thiết kế đơn giản, nhưng rất tiện ích.

Thiết kế đơn giản nhưng có tính ứng dụng cao

Sáng kiến đầu tiên là việc bà con vận chuyển ngô bằng tời, ròng rọc, đang được áp dụng tại nhiều xã vùng cao của huyện như: Cốc Ly, Bản Phố, Hoàng Thu Phố, Nậm Mòn...

Tại xã Bản Phố - nơi có 756 hộ, 99% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại 11 thôn, bản. Toàn xã có hơn 400 hộ dân đang gắn bó với nghề nấu rượu ngô đặc sản truyền thống. Ông Lê Tiến Tùng, Chủ tịch UBND xã cho biết, hàng năm, bà con trong xã trồng ngô với diện tích rất lớn để phục vụ nấu rượu và phát triển chăn nuôi. Do địa hình đồi núi dốc, các nương ngô thường ở trên cao nên việc thu hoạch, vận chuyển ngô xuống núi mất rất nhiều thời gian, công sức, lại dễ tổn thất sau thu hoạch... Nhưng nay, việc thu hoạch đã được cải thiện nhờ sáng kiến “vận chuyển ngô bằng tời, ròng rọc”. Cụ thể, bà con tận dụng sự chênh lệch về độ cao giữa đỉnh và chân đồi, sau đó căng dây cáp, lắp ròng rọc và treo các bao ngô khoảng 50 - 70kg chuyển xuống chân đồi một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Một “cáp treo di động” của người dân thôn Bản Phố 2 (xã Bản Phố) dùng vận chuyển ngô từ núi xuống đường chính.
Một “cáp treo di động” của người dân thôn Bản Phố 2 (xã Bản Phố) dùng vận chuyển ngô từ núi xuống đường chính.

“Chúng tôi hay gọi vui đó là “cáp treo di động” của bà con. Đây là một sáng kiến rất hữu ích, bởi khi bà con áp dụng đã giảm được rất nhiều sức lao động, hiệu quả công việc tăng lên gấp 4 - 5 lần so với dùng ngựa thồ. Hơn nữa khi vận chuyển ngô xuống núi cũng rất an toàn, nhiều năm nay chưa có trường hợp nào tai nạn lao động do tời ngô cả”, Chủ tịch xã Lê Tiến Tùng thông tin.

Một sáng kiến hữu ích khác cũng được người dân Bản Phố (huyện Bắc Hà) áp dụng rộng rãi, đó là “phơi ngô bằng khung căng phủ nylon trắng”. Theo chia sẻ của nhiều hộ dân thì cách làm này khá hiệu quả, giúp việc phơi phóng, bảo quản nông sản được tốt hơn.

Anh Ma Seo Tráng, người dân thôn Bản Phố 2, xã Bản Phố cho biết, gia đình anh sử dụng mô hình này đã hơn 3 năm nay, thấy rất tiện lợi, ngay cả khi trời mưa liên tục nhiều ngày, nông sản vẫn khô, sạch, ít ẩm mốc nên chất lượng tốt hơn, giá bán cũng cao hơn. Việc đầu tư mua nylon và dựng khung bạt như gia đình anh Tráng làm rất đơn giản, chỉ một lần đầu tư, kinh phí ít thì tận dụng bằng tre vẫn sử dụng được trung bình từ 3 - 5 năm, rất tiết kiệm chi phí.

Mấy năm trở lại đây, các xã như Tả Văn Chư, Lùng Phình, Na Hối… đã phát triển khá mạnh các diện tích trồng dược liệu đương quy, cát cánh, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Mặc dù đã được cán bộ chuyên môn hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật canh tác, tuy nhiên, việc đục lỗ nylon che phủ mặt luống để gieo hạt còn thực hiện thủ công, năng suất thấp và mật độ không đều giữa các hàng.

Xuất phát từ tồn tại trên, anh Giàng Seo Ly, dân tộc Mông ở thôn Lả Dì Thàng, xã Tả Van Chư đã nghiên cứu, tìm tòi, chế tạo ra chiếc máy đục lỗ nylon che phủ đất, giúp tiết kiệm thời gian so với đục thủ công và các lỗ đục theo quy trình kỹ thuật, mật độ giữa các hàng đều nhau… nên năng suất tăng cao.

Nhờ chiếc máy đục lỗ nylon tự chế, việc làm đất che phủ nylon trồng dược liệu ở Tả Văn Chư được đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm khoảng cách kỹ thuật.
Nhờ chiếc máy đục lỗ nylon tự chế, việc làm đất che phủ nylon trồng dược liệu ở Tả Văn Chư được đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm khoảng cách kỹ thuật.

Cần nhân rộng các sáng kiễn hữu ích

Trao đổi cùng phóng viên, ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà cho biết: Hầu hết các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của bà con người DTTS tại địa phương đều rất hữu ích và có tính ứng dụng cao, giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí trong các khâu sản xuất...

Tuy nhiên, việc áp dụng hiện nay còn trong phạm vi hẹp, chưa rộng khắp và phổ biến tại tất cả các xã vùng cao bởi một số lý do khách quan, như: Các sáng kiến chưa được nhiều người dân biết đến để mang về áp dụng; một số sáng kiến đưa ra chưa có hướng dẫn kỹ thuật bài bản nên chưa giúp người dân từng bước làm quen và tạo thành nếp trong việc áp dụng theo thời vụ sản xuất. Vẫn còn một bộ phận người dân chậm đổi mới, không chịu khó tìm tòi, áp dụng sáng kiến cải tiến phù hợp với điều kiện canh tác, sản xuất của gia đình mình…

Nhờ hiệu ứng nhà kính, bà con phơi phóng, bảo nông sản được thuận lợi hơn.
Nhờ hiệu ứng nhà kính, bà con phơi phóng, bảo nông sản được thuận lợi hơn.

Chung tay tháo gỡ khó khăn trên, ngành Nông nghiệp huyện Bắc Hà xác định, trong thời gian tới sẽ tăng cường khuyến khích Nhân dân tham gia áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất; tổ chức cho bà con đi thăm quan thực tế, học hỏi lẫn nhau để nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả. Ngành Nông nghiệp cũng sẽ đề xuất với UBND huyện có thêm những chính sách hỗ trợ thiết thực, đồng hành của các tổ chức chính trị - xã hội huyện để đưa các công trình nghiên cứu, những sáng tạo của bà con đi vào sản xuất một cách thiết thực, hiệu quả nhất.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.