Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những người con tiêu biểu của bản làng

PV - 09:39, 17/12/2017

Thành tựu trong phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi hôm nay có được, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước; sự nỗ lực, vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, có sự đóng góp xứng đáng công sức, trí tuệ của đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu.

Ông Hoàng Đình Thìn, thôn Ao Luông 1, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái: Là Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc, tôi vận động gia đình, con cháu, họ hàng đi đầu trong các phong trào của địa phương.  Gia đình tôi đã đi đầu trong việc hiến cây, hiến đất làm đê kè. Gia đình tôi đã chặt 2000 cây tre và hiến 200m2 đất ruộng để làm đường. Tôi thường xuyên vận động nhân dân trong thôn chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế, vận động trẻ em đến trường...

Diệt 1 Nhờ những nỗ lực của nghệ nhân Mai Thị Hợp, nghề dệt truyền thống ở A Lưới ngày càng phát triển.

 

Trong 5 năm vừa qua, thôn Ao Luông không có đảng viên vi phạm kỷ luật, không có người mắc các tệ nạn xã hội. Hiện nay, trên địa bàn toàn xã, có 98% các em học sinh ra lớp đúng độ tuổi. Cá nhân tôi đã vận động xây dựng quỹ khuyến học; ủng hộ cơ sở vật chất cho các cháu học sinh nghèo trị giá hàng trăm triệu đồng.

Gia đình tôi cũng tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, thu nhập trong gia đình đạt từ 70-100 triệu đồng/năm. Ngoài tích cực sản xuất, tôi tích cực vận động nhân dân trong thôn làm theo mô hình của gia đình, tích cực giúp đỡ các hộ khó khăn về vốn, cây con, kỹ thuật...

Ông Yang Đêu, Nghệ nhân ưu tú, thôn Định An, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định:

Là người con của dân tộc Ba Na, tôi hiểu sâu sắc về cồng chiêng. Đã nhiều năm tôi sống với cồng chiêng và tham gia diễn tấu cồng chiêng. Bên cạnh đó, tôi vừa nghiên cứu, sưu tầm, ghi hình, ghi âm rồi biên soạn nên tác phẩm cồng chiêng. Tôi trực tiếp cùng cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện tổ chức nhiều chuyến đi tìm hiểu thực tế ở các làng đồng bào dân tộc nhằm thống kê số lượng cồng chiêng còn lại. Kết quả thống kê cho thấy, cả huyện chỉ còn 83 bộ cồng chiêng, thuộc quyền sở hữu của các hộ gia đình.

Diệt 2

 

Để bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện, tôi cùng cán bộ văn hóa huyện tham mưu, đề xuất mở các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng cồng chiêng. Ngày nay, cồng chiêng Ba Na đã có tiếng vang lớn, trở thành sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống của đồng bào.

Không chỉ thế, để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tôi còn trực tiếp biên soạn nhiều công trình nghiên cứu về cồng chiêng, phong tục tập quán của dân tộc như: Cồng chiêng trong đời sống người Ba Na Kriêm; Cột cúng chơ Mrưng của người Ba Na ở Bình Định; Lễ tục cưới hỏi của người Ba Na; công cụ săn bắt chim thú của người Ba Na... Đồng thời, tôi đã trực tiếp đề xuất mở các khóa học chữ viết và tiếng nói của người Ba Na cho cán bộ, công chức và nhiều thế hệ trong huyện.

Bà Mai Thị Hợp, xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa-Thiên Huế (Giám đốc Hợp tác xã Dệt may Thổ cẩm thị trấn A Lưới:

Nhận thấy các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc ở A Lưới có nguy cơ mai một, hoạt động cầm chừng, nhằm khôi phục và phát triển nghề truyền thống, năm 2004, tôi đã thành lập Hợp tác xã dệt may thổ cẩm thị trấn A Lưới. Ban đầu Hợp tác xã có 5 thành viên, đến nay, đã có 35 chị em phụ nữ tham gia, thu nhập bình quân mỗi người 2,5-3 triệu đồng/tháng.

Không chỉ tạo việc làm nâng cao tay nghề, tôi còn sáng tạo thêm nhiều mẫu mã, họa tiết mới rồi hướng dẫn chị em làm đến khi nào thuần thục. Với những chị em ở xa, đi lại khó khăn, tôi tạo điều kiện cho chị em làm việc tại nhà. Cách làm này vừa giúp đỡ nhiều chị em không có điều kiện đến xưởng dệt nhưng vẫn có thu nhập, vừa tăng thêm đội ngũ người dệt thổ cẩm. Hiện tại, sản phẩm dệt thổ cẩm của chúng tôi đã có mặt trên thị trường thế giới, như: Pháp, Ấn Độ, Philippines... Tôi rất tự hào, khi năm 2016, được truyền nghề dệt cho nhiều du khách quốc tế ngay tại Paris (Pháp).

Thanh Huyền

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.