Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Những lời thỉnh cầu của người trồng tiêu

PV - 10:11, 24/04/2019

Thời gian vừa qua, người trồng tiêu ở Gia Lai bị thua nỗ nặng nề do tiêu chết hàng loạt. Kéo theo đó là những hệ lụy từ việc nợ ngân hàng. Trước tình trạng này, hàng vạn hộ dân đang “cầu cứu” cơ quan chức năng hoãn nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất hoặc miễn giảm lãi tiền vay.

Đi làm chỉ để trả nợ

Năm lần bảy lượt đều thất bại vì hồ tiêu, để có tiền trả lãi ngân hàng, hàng vạn hộ dân ở Gia Lai đã bỏ xứ tha hương. Một số hộ khác vì sức yếu, con thơ nên đành ở lại bám trụ vùng đất khó.

Khuôn mặt rầu rĩ, ủ rũ bên vườn tiêu chết khô, bà Bùi Thị Thành (trú tại xã Ia Băng, huyện Chư Prông, Gia Lai) tâm sự: “Gần 2 năm nay chẳng hôm nào bà được ngủ ngon vì khoản nợ đầu tư vào hồ tiêu. Tiền vay là 450 triệu đồng, tiền lãi mỗi năm gần 50 triệu đồng. Cứ 6 tháng trả một lần, nhưng hiện tại tiền ăn còn bữa đói bữa no, tiền ở đâu có mà trả lãi. Rồi tiền gốc nữa, hơn 3.000 trụ tiêu chết hết. Bán được miếng đất mua mấy nghìn gốc chanh dây trồng cũng chết cả, nợ lại chồng nợ…”.

 Nhiều người dân rao bán nhà, bán đất bỏ xứ đi làm trả nợ Nhiều người dân rao bán nhà, bán đất bỏ xứ đi làm trả nợ

“Cũng muốn bán đất trả nợ lắm nhưng khổ nỗi rao cả năm trời chẳng ai mua nên đành để vậy. Sắp tới, 2 vợ chồng tôi đang tính xuống Sài Gòn làm thuê để còn có đồng trả lãi chứ cứ thế này không biết khi nào mới trả lãi được. Dạo gần đây cứ bị ngân hàng gọi giục suốt, không trả kịp lại thành nợ xấu. Cũng mong ngân hàng có thể gia hạn để chúng tôi có thêm thời gian kiếm tiền trả nợ…”, ông Hồ Hồng Lam (49 tuổi, chồng bà Thành) bộc bạch.

Ngoài việc mong muốn ngân hàng gia hạn thời gian trả gốc và trả lãi, người dân cũng chẳng biết làm gì vì số tiền nợ quá lớn, kinh tế thì ngày càng bế tắc. Dù muốn phát triển các cây trồng mới để gia tăng kinh tế, nhưng phần vì diện tích đất nhiễm bệnh khó phục hồi, phần họ không có vốn đầu tư. Tính đến thời điểm hiện tại, tại Gia Lai đã có hơn 5.500ha hồ tiêu bị dịch bệnh chết. Thêm vào đó giá hồ tiêu liên tục tụt dốc khiến nhiều hộ dân không có khả năng trả nợ ngân hàng. Nhiều người dân đã rời khỏi địa phương đi làm ăn xa để trốn nợ.

Sẽ chia sẻ rủi ro với người dân

Trước những ý kiến của người dân, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo rà soát, tổng hợp đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Cư, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại Gia Lai cho biết, để hỗ trợ người dân trong giai đoạn khó khăn, ngành ngân hàng sẽ cơ cấu thời hạn nợ, điều chỉnh gia tăng thời hạn nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ có giải pháp giảm lãi suất hoặc miễn giảm lãi tiền vay cho người vay. Đồng thời, ngân hàng cũng xem xét cho người dân vay lại để tái cơ cấu cây trồng.

“Còn việc người dân muốn khoanh nợ (hoãn nợ) là rất khó khăn. Bởi khi đó, các ngành có liên quan vào cuộc xác minh, mới có cơ sở trình lên Chủ tịch UBND tỉnh. Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh xin ý kiến Thủ Tướng Chính phủ xem xét việc khoanh nợ. Khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý thì việc khoanh nợ sẽ diễn ra. Theo đó, trong thời hạn khoanh nợ (2 năm) người dân sẽ không phải trả lãi. Tuy nhiên, theo ông quy định hiện nay cấp nào đề nghị khoanh nợ, cấp đó phải xuất ngân sách để chi trả. Với lãi xuất bình quân 10%/năm, thì 2.200 tỷ nợ xấu sẽ có lãi xuất 220 tỷ. Trong 2 năm số lãi này tăng lên khoảng 440 tỷ, do đó số tiền này rất lớn…”, ông Cư cho biết thêm.

Thiết nghĩ, việc cơ quan chức năng cùng vào cuộc chia sẻ rủi ro với người trồng tiêu là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, về lâu dài, người trồng tiêu cần chú trọng vào việc nắm vững thị trường, kỹ thuật trồng tiêu để “lựa cơm gắp mắm” tránh tình trạng nợ khó trả như hiện nay.

Theo ước tính, đến nay tổng diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai là hơn 16.500ha, nhưng có đến gần 1/3 diện tích tiêu đã bị chết.Theo đó, hơn 32.000 hộ bị ảnh hưởng có khoản nợ trên 4.300 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm đến 2.200 tỷ đồng.

TRẦN HIÊN

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!