Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Những kết quả nổi bật trong thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ III

Văn Hoa - 11:42, 15/11/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ III, năm 2019, có 5/7 chỉ têu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Vượt mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo

Chia sẻ về những kết quả nổi bật trong thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ III (2019-2024), ông Hà Văn Di, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình cho biết, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cơ bản bộ mặt vùng đồng bào DTTS&MN, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS từng bước được cải thiện, giảm dần khoảng cách phát triển giữa vùng đồng bào DTTS với các khu vực khác.

Đồng bào DTTS ở Hòa Bình vui mừng được nhận téc nước sinh hoạt từ Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi
Đồng bào DTTS ở Hòa Bình vui mừng được nhận téc nước sinh hoạt từ Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn 2019-2024 đạt 5,79% (bao gồm kế hoạch năm 2024); GRDP bình quân đầu người đến hết năm 2024 ước đạt 77,59 triệu đồng (tăng 18,69 triệu đồng/người/năm so với năm 2019). 

Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025: tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,49% năm 2021 xuống còn còn 9,20% vào năm 2023, giảm bình quân mỗi năm giảm 3,14%. 

Trong đó, tỷ lệ giảm nghèo các xã vùng đồng bào DTTS&MN giảm  từ 16,52% năm 2021 xuống còn 9,80% vào năm 2023, giảm bình quân mỗi năm là 3,36%; tỷ lệ giảm nghèo các xã ĐBKK giảm tư từ 34,08% năm 2021 xuống còn 21,27% vào năm 2023, giảm bình quân mỗi năm là 6,40% (vượt mục tiêu Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hoà Bình lần thứ III, năm 2019 đã đề ra).

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh là 2.168.096 triệu đồng. Chương trình được triển khai thực hiện đã làm thay đổi bộ mặt vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững; giảm số xã, thôn, bản ĐBKK; công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được chỉ đạo thực hiện đồng bộ; từ đó đã thúc đẩy phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế; cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của đồng bào DTTS;…

Cùng với thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn từ năm 2019-2024 có tổng vốn đầu tư là 24.557.222 triệu đồng. Từ nguồn lực này, đã giúp tỉnh Hoà Bình có 80/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 62%, trong đó có 14 xã ĐBKK và 07 xã khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới. 

Theo kế hoạch năm 2024, tiếp tục có 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân tiêu chí nông thôn mới đạt 16,2 tiêu chí/xã; toàn tỉnh có 28 xã nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 75 Khu dân cư kiểu mẫu, 258 vườn mẫu. Có 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Thành phố Hòa Bình, Lương Sơn và Lạc Thủy).

Bản sắc văn hóa các DTTS được tỉnh Hòa Bình quan tâm bảo tồn và phát huy, trở thành động lực để phát triển kinh tế, xã hội
Bản sắc văn hóa các DTTS được tỉnh Hòa Bình quan tâm bảo tồn và phát huy, trở thành động lực để phát triển kinh tế, xã hội

Quan tâm chăm lo cho người nghèo

Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế, công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo cũng được tỉnh Hòa bình đặc biệt quan tâm. Thông qua Quỹ “Vì người nghèo”, đã vận động các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với số lượng là 1.827 căn nhà với tổng kinh phí 65.927 triệu đồng. Thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ 882 hộ nghèo được vay vốn xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp nhà ở với tổng kinh phí 22.011 triệu đồng.

Bên cạnh đó, đã cấp phát khoảng 1.881.830 thẻ BHYT miễn phí cho 105.820 lượt người nghèo, 37.107 lượt người nghèo đa chiều thiếu hụt BHYT, 1.425.471 lượt người là dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, 44.450 lượt người sống ở vùng ĐBKK, 87.839 lượt người thuộc hộ cận nghèo, 56.126 lượt người là đối tượng bảo trợ xã hội và một số các đối tượng khác với tổng kinh phí hỗ trợ trên 1.700 tỷ đồng.

Công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo được triển khai ở tất cả các cơ sở y tế từ tuyến xã đến tuyến tỉnh. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh được quan tâm thực hiện nhất là ở các xã ĐBKK, vùng sâu, vùng xa nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Truyền thông lồng ghép với khám sàng lọc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại các xã vùng đồng bào DTTS huyện Đà Bắc
Truyền thông lồng ghép với khám sàng lọc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại các xã vùng đồng bào DTTS huyện Đà Bắc

Thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn, bản ĐBKK; chính sách đối với giáo viên mầm non; hỗ trợ học tập, hỗ trợ gạo, hỗ trợ ăn trưa và các chính sách ưu tiên khác đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh bán trú, học sinh dân tộc rất ít người; cấp học bổng và trang cấp hiện vật, bảo hiểm y tế cho học sinh dân tộc nội trú; học bổng và phương tiện cho học sinh khuyết tật; hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên DTTS thuộc hộ nghèo, cận nghèo; chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp.... với tổng số kinh phí 1.205.924 triệu đồng.

Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình còn quan tâm triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội như: Chính sách Bảo trợ xã hội; chính sách tín dụng; các chính sách dân tộc đặc thù của địa phương (Dự án phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc Mông tại 02 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu giai đoạn 2021-2025; công tác giúp đỡ xã, thôn, bản ĐBKK; hỗ trợ tiền tết; hỗ trợ tiền điện…); quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các DTTS…

Ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho rằng: Sau 05 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hoà Bình lần thứ III, năm 2019, mặc dù trong điều kiện đời sống, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Hoà Bình còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn của các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tỉnh Hoà Bình đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng củng cố hệ thống chính trị theo tinh thần Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hoà Bình lần thứ III đã đề ra; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS và miền núi được cải thiện và nâng cao rõ rệt.

Hòa Bình có 145 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ (bao gồm 59 xã khu vực III; 12 xã khu vực II và 74 xã khu vực I); có 506 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc. Hòa Bình là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống với dân số trên 88 vạn người. Trong đó tỷ lệ đồng bào DTTS số chiếm tỷ lệ 74,31% dân số, gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, còn lại là các DTTS khác.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.