Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những dòng họ “tự quản” ở Lai Châu

Hà Minh Hưng - 20:01, 07/04/2023

Những năm qua, ở Lai Châu đã có nhiều mô hình “Dòng họ tự quản về an ninh trật tự” góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, củng cố và tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ông Lường Văn Nhay, Trưởng dòng họ Lường vận động các thành viên trong dòng họ tích cực lao động, sản xuất và tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.
Ông Lường Văn Nhay, Trưởng dòng họ Lường vận động các thành viên trong dòng họ tích cực lao động, sản xuất và tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.

Ở bản Bút Trên, dòng họ Lường là một trong những điển hình của xã Trung Đồng, (huyện Tân Uyên) trong phong trào tự quản.

Qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các buổi họp với cấp trên, ông Lường Văn Nhay, Trưởng dòng họ Lường nhận thấy mô hình “Dòng họ tự quản về an nin h trật tự (ANTT)” ở một số địa phương hoạt động hiệu quả nên đã tập hợp con, cháu trong họ để lấy ý kiến, thống nhất thành lập mô hình “Dòng họ tự quản”.

Để duy trì, nâng cao hiệu quả mô hình, dòng họ Lường đã bầu ra Ban Quản lý dòng họ gồm: Trưởng, phó dòng họ, thư ký họ, để giải quyết và ghi chép các công việc nội bộ khi có sự việc xảy ra. Đồng thời, xây dựng quy ước gồm 11 điều và yêu cầu các hộ gia đình trong dòng họ tham gia thực hiện, thực hiện khen thưởng, xử phạt theo quy chế.

Cùng với đó, dòng họ Lường cũng quy định nếu thành viên, gia đình nào có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, học tập sẽ được khen thưởng và ghi trong sổ vàng dòng họ.

Bằng sự nỗ lực của các trưởng dòng họ, Người có uy tín, sự tham gia tích cực của bà con trong dòng họ Lường, nhiều năm qua ở bản Bút Trên không xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp lớn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảođảm, đời sống kinh tế - xã hội của Nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuyên truyền, vận động phổ biến pháp luật, tơi các già làng, trưởng bản trong công tác bảo vệ an ninh trật là công việc thường xuyên của lực lượng Công an huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Tuyên truyền, vận động phổ biến pháp luật, tới các già làng, trưởng bản trong công tác bảo vệ an ninh trật là công việc thường xuyên của lực lượng Công an huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Thấy được hiệu quả trong việc tự quản về ANTT của dòng họ Lường, ngày 30/11/2017, UBND xã Trung Đồng ra quyết định công nhận mô hình dòng họ Lường là “Dòng họ tự quản về ANTT”.

Ở bản Nà Phát, xã Bình Lư, huyện Tam Đường, nhiều năm qua, dòng họ Lò là điển hình tiêu biểu trong phong trào “Dòng họ tự quản về ANTT”. Ông Lò Văn Hịch, Trưởng dòng họ Lò bản Nà Phát chia sẻ: Trước đây, vấn đề mất ANTT, bạo lực gia đình; tranh chấp đất đai; uống rượu say gây mâu thuẫn, tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm trong họ là câu chuyện thường ngày. Cũng chính vì những vấn nạn trên mà tình làng, nghĩa xóm, anh, em ruột thịt dần xa cách.

Được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Công an xã vận động xây dựng một dòng họ nền nếp, gương mẫu, để các dòng họ khác học tập. Tháng 5/2017, “Dòng họ Lò tự quản về ANTT” được thành lập. Cùng với công tác tuyên truyền các gia đình trong họ thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là thực hiện nghiêm các quy ước, hương ước của họ, gắn với các hoạt động phong trào chung của địa phương.

Hiện nay, dòng họ Lò có hơn 60% số hộ gia đình trong họ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Nhiều hộ vươn lên phát triển kinh tế gia đình và trở thành điển hình trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”.

Bà Tạ Thị Dung, Bí thư Đảng ủy xã Bình Lư chia sẻ: Sau gần 6 năm thực hiện mô hình “Dòng họ Lò tự quản về ANTT”, các thành viên trong dòng họ luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Đồng thời, tham gia hòa giải các vụ việc mâu thuẫn gia đình; giữ gìn đạo đức và truyền thống của gia đình, dòng họ. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự ở cơ sở được bảo đảm, đời sống của đại bộ phận người dân được nâng lên so với trước đây.

Hiện nay, dòng họ Lò có hơn 60% số hộ gia đình trong họ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Nhiều hộ trở thành điển hình trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.