Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả từ mô hình dòng họ tự quản ở Cao Bằng

Thiên Đức - 09:00, 26/11/2020

Với đặc thù địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, tính cố kết cộng đồng cao nên mô hình dòng họ tự quản đang được đánh giá là mô hình điển hình, hoạt động hiệu quả trong đảm bảo an ninh trật tự, phù hợp với vùng cao của tỉnh Cao Bằng.

Lực lượng công an tuyên truyền Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho người dân (nguồn: caobang.gov.vn)
Lực lượng công an tuyên truyền Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho người dân (nguồn: caobang.gov.vn)

Đóng góp của các dòng họ

Thái Cường là xã vùng III của huyện Thạch An có 295 hộ, 1.284 nhân khẩu với 3 dân tộc chính là Tày, Nùng, Dao chung sống. Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, 10 năm qua, xã đã thành lập 07 tổ dòng họ tự quản. Thông qua mô hình dòng họ, an ninh trật tự của địa phương được ổn định. 100% các hộ gia đình cam kết không tàng trữ vũ khí vật liệu nổ, không buôn bán và đốt các loại pháo nổ… Các tổ dòng họ tự quản cung cấp cho công an trên 40 nguồn tin có giá trị, ngăn chặn kịp thời 14 vụ gây rối, cảm hóa giáo dục 02 đối tượng hưởng án treo trên địa bàn.

Ông Nông Văn Bột, người đứng đầu dòng họ Nông ở xóm Lũng Đâư, xã Thái Cường, cho biết: Trước đây, cuộc sống còn khó khăn, người dân ít khi ra khỏi bản làng nên an ninh trật tự luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển khiến cho an ninh trật tự trở trên phức tạp. 

Là người đứng đầu dòng họ, ông đã kêu gọi người dân thành lập dòng họ tự quản. Qua đó, người già thường xuyên nhắc nhở con cháu trong nhà sống lành mạnh, không vi phạm pháp luật. Đồng thời, ông cũng luôn giữ liên lạc với chính quyền địa phương, nhất là lực lượng công an, để thông tin các sự việc xảy ra trên địa bàn.

Không chỉ dòng họ Nông ở xóm Lũng Đâư, nhiều dòng họ khác trên địa bàn tỉnh Cao Bẳng cũng tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự. Trong đó, phải nhắc đến dòng họ Nguyễn Sỹ, dân tộc Tày, xóm Hào Lịch, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Đây là một trong những mô hình dòng họ tự quản đầu tiên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (năm 2005).

Theo quy ước khi thành lập dòng họ tự quản, dòng họ Nguyễn Sỹ đề ra các quy định chung để bảo đảm các thành viên trong dòng họ thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy ước, hương ước của địa phương. Người trong họ phải luôn đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế... 

Do đó, tình trạng bạo lực gia đình, mất bình đẳng giới, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật trong dòng họ giảm. Năm 2016, dòng họ Nguyễn Sỹ được UBND huyện Hòa An tặng Giấy khen có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Nhân rộng mô hình

Đánh giá về vai trò của mô hình dòng họ tự quản, Đại tá Mai Văn Tư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (TDBVANTQ) tỉnh cho biết, hiện nay, trên địa bàn đã xây dựng trên 1.700 mô hình về phong trào TDBVANTQ, trong đó, duy trì hoạt động có hiệu quả 31 tổ dòng họ tự quản về ANTT.

Nhờ mô hình dòng họ tự quản, tình hình an ninh trật tự tại nhiều địa phương trong tỉnh Cao Bằng ngày càng tốt hơn
Nhờ mô hình dòng họ tự quản, tình hình an ninh trật tự tại nhiều địa phương trong tỉnh Cao Bằng ngày càng tốt hơn

 Chỉ tính từ đầu năm đến nay, các tổ tự quản, trong đó có dòng họ tự quản, đã thông tin tới lực lượng chức năng hơn 1.300 tin báo tố giác tội phạm. Đồng thời, hợp tác giúp đỡ công an phát hiện, bắt giữ 316 vụ/419 đối tượng vi phạm pháp luật về kinh tế, buôn lậu, tham nhũng; bắt giữ 283 vụ/412 đối tượng liên quan đến ma túy, thu giữ 184 bánh và 1,14 kg hêrôin, 10.030 viên ma túy tổng hợp, 2,98 kg thuốc phiện và ma túy đá… Vận động Nhân dân giao nộp 194 khẩu súng, 23 nòng súng tự chế các loại và một số vũ khí, vật liệu nổ khác.

Để phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả của mô hình dòng họ tự quản, Đại tá Tư đề xuất, các địa phương cần hỗ trợ để người dân phát triển mô hình này trong cộng đồng; các mô hình phải được đổi mới về nội dung, hình thức một cách đa dạng, linh hoạt phù hợp với các vùng miền dân tộc; lực lượng an ninh và người đứng đầu mô hình dòng họ tự quản cần có sự liên hệ chặt chẽ hơn nữa nhằm kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.