Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những dấu hỏi đằng sau vụ phá rừng ở Thanh Chương (Nghệ An)

Việt Thắng - Lang Đình - Sơn Ca - 14:32, 19/11/2022

Rừng bị chặt phá, dân đã báo và cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản. Tuy nhiên, sau đó gỗ lậu vẫn được tẩu tán; giữa biên bản và thực tế hiện trường “vênh” nhau…

Thêm một khu rừng bị “cạo trọc”
Thêm một khu rừng bị “cạo trọc”

Đã lập biên bản, gỗ vẫn “bay” ra khỏi rừng

Vụ phá rừng này diễn ra ở khu vực rừng Đá Hươu, thôn Thượng Lâm, xã Thanh An, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Ngày 5/11, khi chúng tôi có mặt, dấu vết của vụ phá rừng còn “mới như in”. Họ mở đường rộng chừng 5 mét, vết lốp xe còn in rõ trên con đường này.

Theo ước tính của chúng tôi và một số hộ dân, thì diện tích khu rừng bị phá rộng khoảng chừng 1 ha. Cây cối ngã rạp do những cây gỗ lớn khi bị cưa đổ đè lên, một phần do chính lâm tặc chặt phát để khai thác cây gỗ lớn. Không ít những khúc gỗ có đường kính lên đến 0,5 mét đã được vận chuyển ra đường chờ thời điểm chở đi.

Theo quan sát của chúng tôi, dù vụ phá rừng đã được người dân trình báo và lực lượng chức năng đã kiểm tra, nhưng trên thân những khúc gỗ kia không hề thấy dấu hiệu đánh dấu.

Chưa hết, phần thấp hơn của khu rừng, một tuyến đường khác cũng được lâm tặc mới mở, còn hằn vết máy múc chạy tận lên đỉnh đồi. Rất trắng trợn, lâm tặc đã cho san phẳng cả một góc rừng, thậm chí nhiều gốc cây còn được bới tung lên.

Những khúc gỗ lớn không được lực lượng chức năng đánh dấu lúc kiểm tra, và sau khi kiểm tra thì nó lại “không cánh mà bay”
Những khúc gỗ lớn không được lực lượng chức năng đánh dấu lúc kiểm tra, và sau khi kiểm tra thì nó lại “không cánh mà bay”

Người dân ở đây không ai dám công khai danh tính khi trả lời chúng tôi, họ sợ bị trả thù. Một người đàn ông giấu tên, nói: Lâm tặc ngang nhiên lắm, không sợ gì cả, họ đưa cả cưa xăng, máy múc, xe tải… vào phá rừng một cách tự nhiên, chở rầm rập cả ngày lẫn đêm.

“Gỗ to được họ chở đi bán cho các xưởng cưa, loại nhỏ và cành ngọn thì bán cho các xưởng sấy chè xanh. Nếu muốn điều tra thì đến các địa chỉ ấy hỏi là ra ngay, có khó khăn gì đâu”, một người dân cho biết như thế.

“Vênh” giữa thực tế và biên bản

Rời hiện trường vụ phá rừng nghiêm trọng này, chúng tôi có cuộc làm việc với ông Nguyễn Viết Chiến - Chủ tịch UBND xã Thanh An. Ông Chiến nói ngay, xã đã nắm bắt được sự việc và đã cử cán bộ liên quan phối hợp cùng Kiểm lâm lập biên bản. Trước mắt, sẽ xem xét vị trí rừng bị phá đã được giao cho ai, thì người đó phải chịu trách nhiệm.

Ngày 8/11, bà con lại báo tin rằng, sau khi lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản, thì những khúc gỗ lớn tự nhiên biến mất. Theo bà con, sau khi các nhà báo ra về, thì các ngày 6, 7/11, lâm tặc lại ngang nhiên cho xe chở những khúc gỗ lớn kia đi mất mà không thấy có sự ngăn cản nào cả.

Biên bản kiểm tra hiện trường vụ phá rừng của Hạt Kiểm lâm Thanh Chương, thể hiện: Hồi 7 giờ 30 phút, ngày 31/10/2022, Trạm Kiểm lâm Hoa Quân (thuộc Hạt Kiểm lâm Thanh Chương) đã phối hợp với UBND xã Thanh An tiến hành kiểm tra tại khu vực thôn Thượng Lâm, thuộc thửa 287, khoảnh 7, tiểu khu 978L, tờ bản đồ số 1 để xác minh vụ việc phá rừng trái pháp luật tại khu vực này. Theo đó, lực lượng chức năng phát hiện tại vị trí nêu trên, có một số cây rừng tự nhiên đã bị tác động chặt phá. Các cây gỗ rừng tự nhiên đã bị chặt chỉ còn lại gốc và một số cành, ngọn nằm rải rác tại hiện trường. Kiểm tra có khoảng 90 gốc đã bị chặt cách mặt đất khoảng 8 - 10 cm, có đường kính từ 8 - 24 cm… Diện tích có rừng tự nhiên đã bị chặt phá là 4.487 m2”.

Cây gỗ này có đường kính hơn nửa mét, nhưng báo cáo hiện trường chỉ ghi từ 8 đến 24 cm
Cây gỗ này có đường kính hơn nửa mét, nhưng báo cáo hiện trường chỉ ghi từ 8 đến 24 cm

Thế nhưng, theo quan sát của chúng tôi và người dân ở đây, thì diện tích rừng bị phá lên đến khoảng 1 ha, không phải 4.487 m2 như biên bản của Hạt Kiểm lâm Thanh Chương. Đồng thời, có rất nhiều thân cây bị chặt hạ có đường kính từ 30 - 50 cm, không phải chỉ từ 8 - 24 cm như kết luận của Kiểm lâm Thanh Chương.

Ngoài ra, rất khó hiểu nữa là nhiều gốc cây chị chặt hạ không được lực lượng chức năng đánh số. Vậy cơ sở nào để biên bản hiện trường ghi là “có khoảng 90 gốc đã bị chặt hạ”?

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.