Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Rừng ở khu vực biên giới Ia Mơ tiếp tục bị triệt hạ nghiêm trọng-Trách nhiệm thuộc về ai?

Ngọc Thu - 08:19, 01/08/2022

Ngày 3/6/2022, Baodantoc.vn đã có bài viết phản ánh tình trạng nhiều cây gỗ lớn ở rừng tự nhiên ở xã biên giới Ia Mơ huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đang bị cắt hạ, nhằm cảnh báo, đưa thông tin đến các cấp chính quyền trong công tác quản lý bảo vệ rừng ,Tuy nhiên, sau thời gian, tình trạng này không giảm mà đang có dấu hiệu rừng bị phá nghiêm trọng hơn...

Theo dấu những chiếc xe độ chế chở nhiều loại cây rừng đi về các hướng như: xã Ia Ga, Ia Piơ, Ia Lâu và hướng  về đường 14C, phóng viên (PV) ghi nhận tại nhiều khu vực rừng cách UBND xã Ia Mơ từ 1,5km - 6km, có rất nhiều cây gỗ dầu, với đủ kích thước từ to đến nhỏ đều bị cưa, chặt nằm la liệt khắp nơi. 

Nhiều loại cây rừng tại khu vực xã Ia Mơ bị cưa, chặt và xuất hiện nhiều cụm rẫy mọc cạnh rừng
Nhiều loại cây rừng tại khu vực xã Ia Mơ bị cưa, chặt và xuất hiện nhiều cụm rẫy mọc cạnh rừng

Tại một điểm cách UBND xã Ia Mơ khoảng 6km - 8km, theo đường bờ kênh mới xây dựng, PV tận mắt chứng kiến nhiều thân cây rừng to lớn đã chuyển sang màu vàng. Ở phần cận gốc cây có dấu hiệu bị chặt, băm nát phần vỏ khiến cây chết dần và đã lá vàng. Đáng chú ý là, cạnh những cây đã chết khô, có không ít cây rừng có dấu hiệu vừa bị băm bởi vỏ, lá vẫn còn màu xanh. 

Thân cây rừng vừa bị cưa hạ còn rỉ nhựa được ghi nhận tại xã Ia Mơ
Thân cây rừng vừa bị cưa hạ còn rỉ nhựa được ghi nhận tại xã Ia Mơ

Cách khu vực này không xa, cũng dọc theo tuyến kênh thủy lợi Ia Mơ, PV ghi nhận dọc 2 bên dòng kênh có rất nhiều cây rừng nằm xen kẽ nhau đã bị băm vỏ, chờ cây chết khô để tìm cách cưa hạ.

Nhiều cây rừng xanh tốt đã bị băm nát phần vỏ khiến cây chết dần
Nhiều cây rừng xanh tốt đã bị băm nát phần vỏ khiến cây chết dần
Cây rừng chuyển màu là và chết khô hàng loạt
Cây rừng chuyển màu lá và chết khô hàng loạt

 Ngoài ra, có hàng chục cây gỗ lớn với đường kính từ 20cm - 30cm bị các đối tượng phá rừng dùng cưa máy san phẳng. Có những điểm còn có cả các dòng cây đặc hữu của Tây Nguyên như cây Kơ nia cũng bị cưa hạ nằm chắn ngang đường, hoặc bị đổ xuống giữa cụm rẫy mì (sắn) của dân.

Cây Kơ Nia bị cưa, nằm chắn ngang lối mòn vào rẫy cận rừng thuộc địa bàn Ia Mơ
Cây Kơ Nia bị cưa, nằm chắn ngang lối mòn vào rẫy cận rừng thuộc địa bàn Ia Mơ

Tiếp tục di chuyển về hướng khu vực Đồn Biên phòng Ia Mơ, dọc đường PV tiếp tục ghi nhận có nhiều điểm, cây rừng cũng bị chặt hạ nằm khắp nơi. Mọi hoạt động diễn ra giống như một công việc thường niên của người dân chuẩn bị cho mình một khu rẫy mới khi mùa mưa đã bắt đầu ở khu vực vùng biên giới Ia Mơ.

Trước đó, vào tháng 6/2022, cũng trên địa bàn xã Ia Mơ, PV Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài viết ghi nhận và phản ánh về rừng tự nhiên tại xã Ia Mơ đang bị cắt hạ
Trước đó, vào tháng 6/2022, cũng trên địa bàn xã Ia Mơ, PV Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài viết phản ánh tình trạng rừng tự nhiên tại xã Ia Mơ đang bị cắt hạ

Theo anh Siu T. người dân sinh sống trong khu vực xã Ia Mơ cho biết, cây rừng to thì không phải người dân trong xã vào cưa hạ, chỉ có những cây nhỏ mới bị người dân chặt để mở thêm diện tích rẫy của mình. 

"Các cây gỗ, cây chết khô bất kể to nhỏ, để thêm một thời gian sẽ được dân gom đi nơi khác để bán cho các cơ sở băm, xay gỗ, củi thành bột". anh Siu T nói.

Từ thực tế ghi nhận được, PV đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Ngọc Tiến, Chủ tịch UBND xã Ia Mơ. Tuy nhiên, theo ông Tiến, khu vực rừng dọc 2 bên nhánh kênh Tây của thủy lợi Ia Mơ do Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ chịu trách nhiệm, do vậy vị trí cụ thể ở đâu, cây bị phá thế nào xã sẽ phối hợp kiểm tra và thông tin sau.

Trước đó, vào tháng 6/2022, cũng trên địa bàn xã Ia Mơ, PV báo Dân tộc và Phát triển đã có bài viết phản ánh về rừng tự nhiên tại xã Ia Mơ đang bị triệt hạ. Tuy nhiên, từ đó đến nay, không rõ việc kiểm tra, quản lý rừng được các cấp chính quyền, lực lượng chức năng triển khai kiểm tra, ngăn chặn, xử lý thế nào và trách nhiệm thuộc về ai? Chỉ biết rằng, tình trạng phá rừng khu vực biên giới Ia Mơ vẫn diễn ra và có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng, bởi xuất hiện thêm nhiều vị trí cây rừng bị cưa hạ, cắt ngang thân, ken vỏ để cây chết dần . 

PV báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.