Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đi tìm nguyên nhân phá rừng ở Quan Sơn

Quỳnh Trâm - 08:13, 16/06/2022

Quan Sơn là huyện có độ che phủ rừng lớn, thuộc top đầu của tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, thời gian qua, trên địa bàn liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng. Mặc dù, những vụ việc phá rừng nhỏ lẻ, hậu quả chưa nghiêm trọng, nhưng để lại dư luận xấu, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương.

Lực lượng chức năng kiểm tra tình trạng phá rừng tại khu vực suối Len, xã Na Mèo
Lực lượng chức năng kiểm tra tình trạng phá rừng tại khu vực suối Len, xã Na Mèo

Liên tiếp xảy ra nhiều vụ phá rừng

Theo báo cáo từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hoá, những ngày cuối năm 2021 và các tháng đầu năm 2022, các xã và lực lượng kiểm lâm đã phát hiện liên tiếp 4 vụ phá rừng trên địa bàn huyện Quan Sơn.

Vụ thứ nhất xảy ra ngày 24/11/2021, UBND xã Sơn Thủy và các lực lượng liên quan trong quá trình kiểm tra rừng, phát hiện tại khu vực suối Cướm, suối Toong, khu Vũng Cộp thuộc bản Chanh, xã Sơn Thủy có 3 cây gỗ dổi trên đất rừng phòng hộ, 6 cây gỗ SP (là loại gỗ tạp) bị đốn hạ, với khối lượng gỗ dổi 13,690 m3 và hơn 9 m3 gỗ SP. Hạt Kiểm lâm Quan Sơn đã khởi tố vụ án hình sự, chuyển hồ sơ đến Cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Quan Sơn tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

Vụ thứ 2 được phát hiện vào tháng 1/2022, tại khu Suối Len, xã Na Mèo và bản Na Lộc xã Sơn Điện, với 8 cây gỗ SP bị khai thác, tổng khối lượng gỗ gần 5,5 m3.

Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 50 triệu đồng, đối với người nhận giao khoán rừng là ông Phạm Bá Tú; giao Ban Quản lý Rừng phòng hộ Quan Sơn xem xét, thu hồi lại rừng giao khoán. Đối tượng khai thác cũng đã bị Công an huyện điều tra, lập hồ sơ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Tang vật thu được sau một vụ phá rừng hiện được tập kết gần Trạm bảo vệ rừng Piềng Luông
Tang vật thu được sau một vụ phá rừng hiện được tập kết gần Trạm bảo vệ rừng Piềng Luông

Vụ thứ 3 diễn ra ngày 30/3/2022, khi lực lượng kiểm lâm và UBND xã Na Mèo phát hiện  5 cây gỗ, khối lượng 8,727 m3 ở khu vực suối Salit bị khai thác. Theo đó, Hạt kiểm lâm Quan Sơn đã củng cố hồ sơ, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ đươc giao khoán bảo vệ rừng, với số tiền 50 triệu đồng.

Vụ thứ 4 tiếp tục được phát hiện tại khu vực bản Cóc, xã Sơn Thủy vào ngày 13/4/2022,  với 9.515 m2 rừng bị phá. Đây là vụ hộ dân tự thuê người phát dọn diện tích rừng tự nhiên được giao khoán để lấy mặt bằng trồng vầu. Theo đó, đã có 28 cây gỗ bị chặt hạ, với khối lượng gỗ 18,185 m3 và 8 bụi nứa với 118 cây. Hiện vụ việc đã được Hạt Kiểm lâm Quan Sơn chuyển đến Công an huyện để tiếp tục trưng cầu giám định về thiệt hại, làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Ông Nguyễn Trần Phương, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quan Sơn cho biết, qua công tác kiểm tra trực tiếp hiện trường các địa điểm xảy ra phá rừng, cho thấy, chỉ vụ phá rừng thứ nhất trên địa bàn xã Sơn Thủy là có yếu tố thương mại. Các vụ sau đó, chủ yếu chặt hạ cây gỗ tạp, ít hoặc không có giá trị sử dụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đối tượng phá rừng cũng không thu số gỗ chặt hạ mà bỏ lại hiện trường. 

Vụ phá rừng tự nhiên để trồng vầu tại xã Sơn Thủy, là do thiếu hiểu biết, một phần nguyên nhân là do chính quyền địa phương và các ngành liên quan còn yếu trong công tác tuyên truyền, bám nắm địa bàn để ngăn chặn kịp thời.

Lực lượng Kiểm lâm huyện Quan Sơn tuần tra bảo vệ rừng
Lực lượng Kiểm lâm huyện Quan Sơn tuần tra bảo vệ rừng

Nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ rừng

Quan Sơn là huyện vùng biên có diện tích rừng lớn với 71.000 ha, trong đó có 6.000 ha rừng tự nhiên. Nhiều năm gần đây, địa phương coi công tác bảo vệ rừng, là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm (3 giữ: giữ rừng, giữ dân và giữ biên cương). Nhiều năm qua, ngành kiểm lâm tỉnh đều xác định, rừng Quan Sơn chính là “mái nhà” của xứ Thanh, có vai trò to lớn trong giữ nguồn nước ngầm, giảm nhẹ thiên tai...

Ngành chức năng huyện Quan Sơn cũng khẳng định, nhiều năm gần đây, Quan Sơn đã thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng; không xuất hiện tình trạng nổi cộm trong vi phạm các quy định bảo vệ rừng.

Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Quan Sơn đạt tới 88% - trở thành địa phương có tỷ lệ cao nhất cả tỉnh cũng như của cả nước. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn đã để xảy ra 4 vụ vi phạm đến an ninh rừng, gây dư luận không tốt, tiềm ẩn nguy cơ huyện biên giới này ,trở thành “điểm nóng” phá rừng trên địa bàn tỉnh.

Nguyên nhân  xảy ra các vụ phá rừng xuất phát từ công tác tham mưu của các chủ rừng  có lúc còn lơ là. Khâu phối hợp giữa các lực lượng liên quan, nhất là việc phối hợp bảo vệ rừng giáp ranh giữa các huyện chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác quản lý, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho người dân ở một số chính quyền xã còn chưa được chú trọng, dẫn đến tình huống, người dân phá rừng tự nhiên được giao để trồng vầu, mà không ý thức được hành vi vi phạm.

Theo ông Nguyễn Trần Phương,Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quan Sơn, thời gian gần đây,  ngành kiểm lâmị đang gặp khó khăn hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng, do dịch Covid-19, nhiều lao động xa quê trở về địa phương, mất việc làm, thiếu đất sản xuất, nên xảy ra nhiều vụ phá rừng.

Trong khi đó, đơn vị hiện chỉ có 20 người làm việc, mỗi trạm lẻ chỉ 2 - 3 người, nhưng quản lý hàng trăm héc–ta rừng. Theo các quy định, hiện lực lượng kiểm lâm ở đây đang thiếu trầm trọng, Hạt mong muốn tỉnh xem xét, bố trí đủ biên chế để có thêm nhân lực bảo vệ rừng tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.