Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những cuốn sách tâm huyết của một cán bộ làm công tác dân tộc

Thiên An - Mỹ Dung - 13:54, 03/07/2022

Là người dân tộc Sán Dìu, chị Ân Thị Thìn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh luôn “cháy” hết mình với công việc, không ngừng trăn trở với những giá trị văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS). Đặc biệt, chị là chủ biên một số cuốn sách về văn hóa, luật tục đồng bào các DTTS với mong muốn lưu giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa DTTS trên quê hương Quảng Ninh.


Chị Thìn (đứng giữa) cùng đoàn đi nghiên cứu văn hóa người Sán Chỉ tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên
Chị Ân Thị Thìn (đứng giữa) cùng đoàn đi nghiên cứu văn hóa người Sán Chỉ, tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên

Với mong muốn lưu truyền những giá trị văn hóa của đồng bào DTTS, ngay từ đầu năm 2010, chị Thìn đã dành tâm huyết, tập trung ghi lại toàn bộ các loại hình văn hóa tiêu biểu, luật tục của người Dao, Sán Chỉ. Suốt 2 năm ròng rã, chị cùng các cộng sự đã lặn lội đến những miền núi cao, xa xôi, tìm gặp các cụ cao niên là thầy mo, thầy cúng, già làng, trưởng bản, Người có uy tín để lắng nghe, sưu tầm lại các luật tục, văn hóa một cách trọn trọn vẹn nhất.

Kết quả là những "đứa con tinh thần" đã ra đời trong sự thỏa nguyện của tác giả và các cộng sự, với 4 cuốn sách: "Vai trò của Luật tục người Dao, Sán Chỉ ở Quảng Ninh trong quản lý và xây dựng cộng đồng phát triển bền vững" và 3 cuốn sách ghi lại hệ thống các luật tục tốt đẹp, có giá trị văn hóa cần được lưu truyền, bảo tồn, và những luật tục là hủ tục đang được cộng đồng các dân tộc Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y, Sán Chỉ ở Quảng Ninh loại bỏ.

Chị Thìn đến tìm trao đổi, nghiên cứu văn hóa người Dao Thanh Phán tại xã Đồng Lâm, thành phố Hạ Long
Chị Thìn tìm hiểu văn hóa người Dao Thanh Phán tại xã Đồng Lâm, TP.Hạ Long

Mỗi cuốn sách ngoài giới thiệu về khái quát từng tộc danh, dân số, phân bố dân cư, còn miêu tả chi tiết về nghề nghiệp, ngôn ngữ, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của từng dân tộc. 

Đặc biệt, cuốn sách dành nhiều dung lượng để nói về các luật tục trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, trật tự trị an, bảo vệ tài nguyên môi trường đang được lưu truyền, áp dụng lâu đời trong cộng đồng các dân tộc. Quá trình nghiên cứu và biên soạn, tác giả không quên đánh giá, phân tích những điểm tương đồng, khác biệt cơ bản giữa luật tục người Dao, Sán Chỉ với luật tục một số đồng bào khác trong tỉnh và các vùng lân cận.

Những cuốn sách ra đời, được đưa đến tay các già làng, trưởng bản, những Người có uy tín, trường đại học… Ông Hà Xuân Tiến, Người uy tín thôn Nam Hả Trong, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ cảm động chia sẻ: “Cuốn sách viết về văn hóa dân tộc Dao một cách chính xác, đầy đủ còn hơn người Dao biết và viết; nhiều nội dung xưa nay tôi vẫn thực hiện mà không biết đó là luật tục, không biết nó hay và có giá trị đến vậy. Viết ra những cuốn sách này thì tác giả phải tìm tòi, vất vả lắm”.

Không chỉ có ý nghĩa cho công tác sưu tầm, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc vùng, miền, những cuốn sách còn là nguồn tài liệu quý cho các trường đại học, cao đẳng,…làm tài liệu tham khảo. Trường Đại học Hạ Long là một trong những đơn vị đã tiếp nhận những cuốn sách trên. Đây là nguồn tư liệu giá trị cho sinh viên các ngành: Quản lý Văn hóa, Du lịch, Ngoại Ngữ… 

 "Những cuốn sách này rất ý nghĩa, là tài liệu giúp sinh viên sử dụng hiệu quả trong chương trình học. Đây là những nội dung đi vào cụ thể từng DTTS ở Quảng Ninh, giúp sinh viên được tìm hiểu kỹ hơn từ lý luận đến thực tiễn", Tiến sỹ Ngô Hải Ninh, Trưởng Khoa Văn hóa, Trường Đại học Hạ Long đánh giá.

Một trong bốn cuốn sách do chị Ân Thị Thìn làm chủ biên
Một trong bốn cuốn sách do chị Ân Thị Thìn làm chủ biên

Vẫn còn nhiều trăn trở với văn hóa quê hương, chị Thìn chia sẻ, chị đang ấp ủ việc bảo tồn, khai thác, phát huy được giá trị những bài thuốc quý của đồng bào; vấn đề sinh kế bền vững gắn với giữ đất, giữ rừng, bảo vệ tài nguyên môi trường vùng DTTS. 

“Tôi hi vọng sẽ góp được phần nào đó giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn có cuộc sống ngày càng tốt hơn, văn minh hơn nhưng không mất đi những bản sắc riêng có”, chị Thìn bộc bạch.

Với trách nhiệm và tâm huyết của mình, chị Ân Thị Thìn đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh Quảng Ninh, Ban Dân tộc tỉnh… 

                                                               

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.