Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những bàn tay xanh màu chàm

Giang Lam - Ngọc Ánh - 19:22, 25/09/2021

"Con gái Nùng ai có bàn tay xanh màu chàm thì tự hào lắm, bởi chứng tỏ họ là người đảm đang, khéo léo", bà Tráng Già Mìn ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tự hào nói với chúng tôi như thế, khi chúng tôi tò mò cứ ngắm mãi đôi bàn tay của những người phụ nữ nơi đây.

     

Bản người Nùng ở Bum Kẹn, hầu hết nhà nào cũng trồng chàm. Câychàm được gieo hạt trồng xung quanh nhà hay ven các sườn đồi. Người phụ nữ Nùng luôn có ý thức nâng niu, chăm sóc cây chàm xanh tốt để cây vừa cho thu hái vừa để lại được những hạt giống tròn, mẩy cho vụ sau. Đó là cách thể hiện sự trân quý hạt giống trời ban như trong câu chuyện xa xưa người già hay kể.

Về Bum Kẹn xem người Nùng nhuộm chàm 1
Người Nùng Bum Kẹn cho rằng, cây chàm ở vùng đất này là hạt giống trời ban
Người Nùng ở Bum Kẹn cho rằng, cây chàm có trên vùng đất này là từ hạt giống trời ban

Đối với các cô gái người Nùng, khi đến tuổi 15,16 là đã được các bà, các mẹ truyền lại những bí quyết để thành thạo cách ủ chàm, dựng thùng chàm, nhuộm vải. Bởi thế, trong những bài Sli của người Nùng đều chứa đựng những lời nhắn gửi: “Lớn lên anh theo cha đi cày/ Theo anh vào rừng săn bắt/ Lớn lên em theo mẹ tập thêu/ Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới”.

Công đoạn làm nước chàm
Công đoạn làm nước chàm

Theo tục lệ, người Nùng phải xem ngày đẹp trước khi ủ chàm, dựng thùng chàm. Bà Tráng Già Mìn cho biết, cả năm làm một lần nên việc này phải cẩn thận, chọn ngày đẹp, tránh ngày giỗ ông, bà, bố, mẹ. Lá chàm được lấy về, rửa sạch rồi cho vào thùng ngâm với nước suối. Nước trong thùng được quấy lên đến khi sóng sánh màu xanh, chờ tinh bột lắng xuống thì gạn ra. Hỗn hợp này tiếp tục được hòa với vôi bột, tro bếp, rượu. Tất cả đều cần làm một cách khéo léo, cẩn trọng và thật thành tâm thì mới có được màu như ý muốn.

Pha cao chàm để tạo thành nước nhuộm vải
Pha cao chàm để tạo thành nước nhuộm vải

Thêm bí quyết mà chị em nào cũng phải ghi nhớ là người nào làm chàm thì chỉ có người đó làm từ đầu đến cuối không được ai ngó qua ngó lại thùng chàm, tránh phải “vía độc”. Điều đặc biệt nhất là người làm luôn phải giữ cho thân thể, tâm hồn thanh sạch, thoải mái. 

Cô gái Thèn Thị Hương năm nay 24 tuổi đã kết hôn và có 3 cô con gái xinh xắn. Gia đình sống trong căn nhà nhỏ ven sườn đồi. Từ khi còn thiếu nữ, Hương thích thú và thành thạo với việc tự làm trang phục cho mình và người thân. Hương bảo, cứ vào độ mùa Thu tháng 8 trở đi, thời tiết mát mẻ thì nhà nhà đều đã hoàn thành việc ủ thùng chàm để bắt tay vào nhuộm vải.

Công đoạn nhuộm vải chàm
Công đoạn nhuộm vải chàm

Chúng tôi đến đúng thời điểm Hương cùng với các chị nhuộm vải chàm. Chị Hương cho hay, công đoạn này không khó nhưng đòi hỏi sự kiên trì, dẻo dai. Vì thế mọi người cùng nhau thực hiện, thường là các thành viên trong gia đình hoặc những người hàng xóm đứng quây quần bên nhau, vừa làm, vừa chuyện trò rôm rả. Công đoạn ngâm, vắt, phơi cứ lặp đi lặp lại trong vòng 1 tuần. Người này phụ người kia, phối hợp nhau ăn ý thì mới tạo ra được thành phẩm ưng ý với sắc chàm đặc trưng. Dần dà, đôi bàn tay ai ai cũng được nhuộm sang màu xanh. Đó là đôi bàn tay của sự đảm đang, khéo léo cũng là một nét đẹp văn hóa của người Nùng.

Về Bum Kẹn xem người Nùng nhuộm chàm 6
Đôi bàn tay của phụ nữ Nùng xanh màu nước chàm sau mỗi đợt nhuộm vải
Đôi bàn tay của phụ nữ Nùng xanh màu nước chàm sau mỗi đợt nhuộm vải

Người Nùng sẵn sàng chia sẻ những bí quyết để nhuộm một tấm vải đẹp. Chị Vàng Thị Cọt nói rằng, nhuộm chàm phải chọn ngày nắng. Trước khi nhuộm, vải cần nhúng qua nước lã cho ngấm đều sau đó mới cho vào thùng. Kinh nghiệm để cho nước chàm ngấm vào sợi, cần phải bóp mạnh, đều tay. Sau 30 phút, vải ăn màu thì vớt ra đập mạnh vắt khô rồi mang ra phơi.

Công đoạn phơi vải sau khi nhuộm chàm
Công đoạn phơi vải sau khi nhuộm chàm

Với cách thức hoàn toàn thủ công này, người Nùng nhuộm ra những tấm vải có màu chàm tươi xanh, giữ nguyên màu cho tới khi rách. Hơn nữa vải nhuộm chàm mặc rất mát và sạch sẽ, khi giặt chẳng cần đến xà phòng, chỉ vò qua đã sạch. Bà con thường dùng vải nhuộm chàm để may quần áo, làm khăn đội, may túi khoác vai, may chăn đệm… Trên nền vải chàm đằm thắm này, người phụ nữ bắt đầu trang trí những hoa văn đẹp mắt.

Các phụ nữ Nùng kiểm tra màu chàm trên vải
Các phụ nữ Nùng kiểm tra màu chàm trên vải

Ngày nay mặc dù nhiều thuốc nhuộm bán sẵn, thế nhưng nghề nhuộm chàm của người Nùng Bum Kẹn không hề bị mai một. Sau mỗi vuông vải xinh xắn là bóng dáng của những người phụ nữ miền sơn cước đảm đang với đôi bàn tay khéo léo.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.