Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Nhỏ giọt” kinh phí trùng tu di tích

Việt Thắng – Khánh An - 19:43, 06/05/2022

Nhiều di tích quốc gia ở Nghệ An đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, rất cần được tu bổ. Tuy nhiên, kinh phí cho công tác trùng tu đang được bố trí kiểu nhỏ giọt, dẫn đến nhiều di tích kêu cứu…

Đình Trung Cần đang bị xuống cấp sau gần 300 năm xây dựng
Đình Trung Cần đang bị xuống cấp sau gần 300 năm xây dựng

Nhiều di tích xuống cấp

Đình Trung Cần thuộc xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn (Nghệ An), được xây dựng từ giữa thế ký thứ 18 - là nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư và thờ Nghĩa Quận công Tống Tất Thắng.

Đình được giới chuyên môn đánh giá có kiến trúc nghệ thuật rất đặc sắc, nghệ thuật chạm khắc đạt tới trình độ tinh xảo, đa dạng, đề tài phong phú: tứ linh, tứ quý, vua Thuấn đi cày, sinh hoạt văn hoá, lao động sản xuất của cư dân… Năm 1996, đình Trung Cần đã được xếp hạng di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Theo ông Hồ Thanh Bình, người trông coi ngôi đình, thì cách nay 20 năm, đình được sửa chữa nhỏ một lần sau gần 300 xây dựng. Đến nay, nhiều cấu kiện của đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng: mái ngói bị dột dẫn đến rui, kèo cột và các khung gỗ chạm khắc bị ngấm nước mưa.

“Dù toàn bộ phần gỗ của đình đều là gỗ lim, nhưng do thời gian đã lâu, cộng với mưa dột nên gỗ đang bị mục rất nhanh. Trông đình mà sốt ruột lắm”, ông Bình than thở.

Lá mái và ngói bị bục rữa tại đình Trung Cần
Lá mái và ngói bị bục rữa tại đình Trung Cần

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch UBND xã Trung Phúc Cường cho biết, xã đã nhiều lần báo cáo hiện trạng của đình và đề nghị sửa chữa, trùng tu, nhưng vẫn chưa có kết quả vì không có kinh phí.

Ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, đền Rậm cũng đang chung “số phận” với đình Trung Cần. Năm 1831, đền Rậm được xây dựng để thờ các vị tướng của nghĩa quân Lê Lợi. Đền gồm thượng, trung, hạ điện và tứ quan, nhà thánh…được Hội Di sản văn hoá Việt Nam đánh giá “có giá trị lớn về lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật”. Đền được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2008.

Thủ từ Phạm Văn Lục tỏ ra rất lo lắng vì đền xuống cấp nghiêm trọng. Ông nói: “Đền đang bị xuống cấp nặng, trong đó riêng nhà tứ quan cấu kiện gỗ đã mục, ngói bị vỡ gây dột khi có mưa. Chúng tôi rất lo lắng nhưng cũng không biết phải làm gì, chỉ mong sớm có dự án để trùng tu, sữa chữa trước khi quá muộn”.

Phần gỗ tại đền Rậm đã bị mục, hư hỏng nặng
Phần gỗ tại đền Rậm đã bị mục, hư hỏng nặng

Kinh phí trùng tu như muối bỏ biển”

Do nguồn lực của tỉnh khó khăn, trong khi chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa đã bị tạm ngừng trong mấy năm qua, nên Nghệ An rất chật vật trong việc bảo tồn di tích. Một số dự án trùng tu đã được phê duyệt nhưng do không bố trí được nguồn vốn nên phải dừng lại. Nguồn lực để trùng tu di tích ở Nghệ An thời gian qua chủ yếu dựa vào nguồn xã hội hóa, từ sự đóng góp của người dân. Tuy nhiên, không phải di tích nào cũng huy động được sự đóng góp này, nên phải trông chờ vào kinh phí của nhà nước”.

Bà Trần Thị Mỹ Hạnh Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao Nghệ An

Theo Trưởng Ban quản lý di tích Nghệ An - bà Trần Thị Kim Phượng, thì Nghệ An hiện có 144 di tích đã xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có hơn 30 di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng như hai di tích kể trên, chưa kể rất nhiều di tích cấp tỉnh khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. 

Thế nhưng, mỗi năm ngành chỉ được cấp vài, ba tỷ đồng để sửa chữa di tích xuống cấp. So với nhu cầu thì số kinh phí này, chỉ như muối bỏ biển, không thể trùng tu mà chỉ dùng để sửa chữa, vá víu.

Cũng theo bà Phượng, năm nay kinh phí sửa chữa các di tích được cho là “khấm khá” hơn, thì cũng chỉ có 4 tỷ đồng. Thế mà mới hết quý I, mà Ban đã nhận được những 20 lá đơn từ các địa phương, xin bố trí kinh phí để sửa chữa di tích. 

Không thể đủ tiền để bố trí hết được nên Ban phải ưu tiên kinh phí để cứu các di tích cấp thiết nhất. Mỗi di tích chỉ được bố trí vài trăm triệu đồng trong lúc nhu cầu trùng tu ít ra cũng phải tiền tỷ, nên việc sửa chữa là không hề dễ dàng.

Bà Phượng chia sẻ: “Có những di tích, khi hạ giải để sửa chữa mới phát hiện nhiều cấu kiện gỗ đã bị mối mọt đục rỗng ruột, phải thay, khiến kinh phí đội lên. Chúng tôi lại phải năn nỉ nhà thầu bổ sung và cho nợ vì không còn nguồn để thanh toán”.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.