Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nhịp cầu cho người hoàn lương

Tuyết Mai - Thiên Đức - 12:02, 30/09/2021

Những người lầm lỗi, khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương thường có tâm lý mặc cảm, tự ti; thậm chí còn phải chịu sự kỳ thị của những người xung quanh, khiến việc tái hòa nhập cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Thấu hiếu điều đó, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã đồng hành cùng những người từng lầm lỡ, giúp họ làm lại cuộc đời.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ cho các nữ phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt. (Ảnh tư liệu, chụp trước ngày 27/4/2021)
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ cho các nữ phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt. (Ảnh tư liệu, chụp trước ngày 27/4/2021)

Vốn và niềm tin

Lớn lên giữa đại ngàn Tây Nguyên, cô gái Đ.T.C ở xã Cư Mốt, huyện Ea H’leo, (Đắk Lắk) có nước da nâu, đôi mắt thẳm sâu đầy quyến rũ. Thế nhưng, khi mới lớn lên, C lại sớm rời xa trường học, xa vòng tay của cha mẹ, sa đà vào tháng ngày trụy lạc. Vậy là, dòng đời như một cơn lũ cuốn phăng cô gái trẻ ngây thơ ngày nào trở thành một “tú bà”. 

Thế rồi Đ.T.C cũng phải sa lưới pháp luật. Cô bị kết án 5 năm tù về tội chứa chấp mãi dâm. Sau khi chấp hành xong án phạt trở về địa phương, cuộc sống của C. dường như sụp đổ. Không nghề nghiệp, không vốn làm ăn, nhưng lại có đến 6, 7 miệng ăn cần chu cấp. Có lẽ, C. cũng từng nghĩ sẽ quay lại nghề cũ.

Rất may, trong lúc túng quẫn ấy, C. được cán bộ Hội Phụ nữ xã đã đến tận nhà thăm hỏi, động viên tinh thần. Khát khao trở lại làm người lương thiện của C. chưa bao giờ lại lớn như thế. Hiểu được tâm tư nguyện vong của C., năm 2016, Hội Phụ nữ xã Cư Mốt đã đứng ra tín chấp, giúp chị vay 20 triệu đồng từ ngân hàng. Sự tín chấp của Hội Phụ nữ không chỉ giúp C. có vốn làm ăn, mà còn thực sự trao lại cho chị niềm tin vào cuộc sống.

Có số vốn này, C. đã mua 2 con bò giống về nuôi. Nhờ được chăm sóc tốt, sau 1 năm đàn bò đã sinh sản lứa đầu tiên, giúp gia đình chị thêm vốn làm ăn. Năm 2017, chị tiếp tục được Hội giúp đỡ, hướng dẫn làm thủ tục vay thêm 30 triệu đồng từ ngân hàng, để mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, gia đình chị đang sở hữu đàn bò 5 con, cùng hơn hơn 200 con gà, vịt giúp chị có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học.

Tương tự như chị Đ.T.C, chị Đ.T.N ở xã Ea Lê, huyện Ea Súp cũng từng sa vào vòng lao lý, với tội danh buôn bán trái phép chất ma túy. Thời gian đầu mới trở về địa phương, chị N. luôn sống thu mình, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh. Thế nhưng bằng sự nhạy cảm của người phụ nữ, các chị em trong Hội Phụ nữ xã đã ngày ngày tỷ tê với chị N., động viên chị vượt qua mặc cảm của một thời lầm lỡ,  vươn lên sống có ích cho gia đình và xã hội.

Năm 2018, Hội Phụ nữ xã tin tưởng đứng ra tín chấp, vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, với số tiền 30 triệu đồng để đầu tư cho chị N. mua bò chăn nuôi. Ngoài ra, các chị em trong Hội còn giúp chị xin vào làm công nhân tại một công ty thuốc lá trên địa bàn, để có thêm thu nhập.

Mới đây, chị N. đã được xã hỗ trợ xây dựng nhà ở từ Chương trình 167 của Chính phủ. Chị N. xúc động chia sẻ: “Có nằm mơ, tôi cũng không nghĩ mẹ con tôi sẽ có ngày hôm nay. Từ nay, tôi sẽ chăm chỉ làm ăn, kiếm tiền từ chính sức lao động của mình, để không phụ lòng mọi người đã quan tâm, giúp đỡ”.

Các hoạt động của Hội Phụ nữ đã giúp nhiều phụ nữ tái hòa nhập cộng đồng, trở về có cuộc sống bình yên bên gia đình
Các hoạt động của Hội Phụ nữ đã giúp nhiều phụ nữ tái hòa nhập cộng đồng, trở về có cuộc sống bình yên bên gia đình

Cần lắm những vòng tay bao dung

Chị C., chị N. chỉ là hai trong số nhiều phụ nữ hoàn lương đã được Hội Phụ nữ giúp đỡ xóa bỏ mặc cảm, tự tin hòa nhập cộng đồng. Theo thông tin từ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018 đến nay, mỗi năm, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện trung bình cho 10 phụ nữ hoàn lương vay vốn, với số tiền trên dưới 200 triệu đồng để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Cùng với hoạt động cho vay vốn, nhằm giúp đỡ chị em phụ nữ hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng, trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũng có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng không xa lánh, kỳ thị, thì Hội cũng đã chỉ đạo các cấp hội trực tiếp gặp gỡ phụ nữ hoàn lương để vận động, thuyết phục tham gia vào các hoạt động của Hội; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để có hướng giúp đỡ phù hợp.

 Đồng thời, tạo điều kiện cho chị em tham gia các lớp dạy nghề, hỗ trợ tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tư vấn giới thiệu tìm việc làm… Từ đó, đã giúp nhiều phụ nữ hoàn lương có cơ hội để làm lại cuộc đời và tái hòa nhập cộng đồng tốt.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.