Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhìn lại chặng đường sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Tuyên Quang

Việt Hà - 04:30, 24/11/2023

Mặc dù triển khai chưa lâu, song Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) của tỉnh Tuyên Quang bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực.

2. Người dân chung tay làm đường ở nông thôn miền núi tỉnh Tuyên Quang
Người dân chung tay làm đường ở nông thôn miền núi tỉnh Tuyên Quang

Tiếng nói từ cơ sở

Bà Tọng Thị Ngân, tổ dân phố Bản Khiển, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang bị tàn tật, thuộc diện hộ nghèo hoàn cảnh đặc biệt khó. Thấu hiểu hoàn cảnh của bà, từ đầu năm 2023, dự án hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đã hỗ trợ gia đình bà téc đựng nước và thiết bị đi kèm trị giá 3 triệu đồng.

Bà Ngân phấn khởi chia sẻ “Do tôi đi lại khó khăn nên việc hỗ trợ téc đựng nước giúp cho việc sử dụng nước sinh hoạt cho gia đình thuận tiện hơn”.

Ông Nguyễn Văn Giáo, Bí thư Chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố Bản Khiển, thị trấn Lăng Can (Lâm Bình, Tuyên Quang) cho biết, trên cơ sở thực hiện chỉ đạo của cấp trên trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện các dự án của Chương trình MTQG 1719, tổ dân phố đã giám sát cộng đồng thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức họp tổ dân phố, bình xét các hộ được thụ hưởng đảm bảo các quy định cụ thể như: đúng đối tượng, không trục lợi dự án…

Theo đó, tổ dân phố Bản Khiển có 12 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được thụ hưởng các dự án hỗ trợ, trong đó có 10 hộ được hỗ trợ téc đựng nước và 2 hộ được hỗ trợ 2 máy gồm: 1 máy phát cỏ và 1 máy phun sơn.

Còn tại thôn Nà Cọn, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình năm 2023 được đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng từ Dự án 4 của Chương trình MTQG 1719 để đầu tư nâng cấp tuyến đường vào vùng sản xuất hàng hoá. 

Ông Ma Công Bằng, Trưởng thôn Nà Cọn cho biết, ban đầu khi triển khai dự án, một số hộ dân còn băn khoăn. Tuy nhiên, qua quá trình vận động thuyết phục người dân không những đồng thuận mà còn tích cực hưởng ứng.

Với tuyến đường dài hơn 800 m trước đây chỉ là đường đất, rộng 2m. Nay tuyến đường mở rộng nền đường hơn 6m, mặt đường bê tông 3,5m. Khi làm đường sẽ vào đất và công trình của 25 hộ dân. Ban đầu, một số hộ không đồng ý hiến đất. Thế nhưng, phát huy vai trò của tổ giám sát cộng đồng thôn, MTTQ các đoàn thể thôn đã đến từng hộ tuyên truyền về chính sách hỗ trợ của Chương trình, hiệu quả của Chương trình đến người dân. Chỉ sau một thời gian ngắn các hộ đã đồng thuận hiến đất, có nhiều hộ hiến cả trăm mét đất, phá bỏ cả công trình tường rào để tạo thuận lợi cho việc thi công tuyến đường. Quá trình thi công, người dân cùng thực hiện chức năng giám sát, vừa góp phần đảm bảo tiến độ, vừa đảm bảo chất lượng công trình, phục vụ cộng đồng về lâu dài.

Lớp dệt thổ cẩm được duy trì thường xuyên như một sản phẩm du lịch của cộng đồng người Pà Thẻn ở Lâm Bình, Tuyên Quang.
Lớp dệt thổ cẩm được duy trì thường xuyên như một sản phẩm du lịch của cộng đồng người Pà Thẻn ở Lâm Bình, Tuyên Quang.

Nhiều việc phải làm phía trước

Đánh giá về Chương trình MTQG 1719 triển khai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, ông Ma Quang Hiếu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang cho biết, mục tiêu năm 2023, tỉnh sẽ đưa 4 xã của 2 huyện Na Hang và Hàm Yên ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 4%/năm; hỗ trợ đất ở cho 21 hộ; hỗ trợ làm nhà ở 679 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 40 hộ; tiếp tục thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt phân tán cho các hộ; đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư.

Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng thực hiện xây dựng các tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi, nhà lớp học, nhà sinh hoạt cộng đồng tại các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, khu vực II vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Có thể nói trong thời gian qua, Chương trìnhMTQG 1719  trên địa bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng; các công trình, dự án cơ bản phát huy hiệu quả tốt, làm thay đổi diện mạo nông thôn. Năm 2022-2023, tổng nguồn vốn Chương trình đầu tư trên địa bàn tỉnh là 1.423,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, Chương trình này vẫn còn nhiều chông gai phía trước. Nhiều dự án vẫn có khả năng chậm tiến độ, không ít người dân vẫn còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại chính sách. Do đó, thời gian tới, bên cạnh sự trợ lực, đầu tư từ chính quyền, cả hệ thống chính trị cần vào cuộc tuyên truyền vận động khơi dậy ý chí tự lực tự cường vươn lên của người dân. Chỉ khi nào người dân tự xác định mình là chủ thể chính, không chỉ thụ hưởng chính sách mà còn chung tay xây dựng, triển khai chính sách, khi ấy chương trình mới thực sự phát huy tác dụng. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.