Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều việc làm cho lao động vùng DTTS

Kim Anh - 16:32, 24/02/2022

Ngay từ đầu năm Nhâm Dần 2022, để phục hồi sản xuất sau dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh phía Bắc tập trung mở rộng sản xuất, tăng tốc bảo đảm đơn hàng. Theo đó, nhu cầu tuyển dụng lao động cũng tăng hơn so với mọi năm...

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lào Cai tổ chức phiên giao dịch việc làm cho đồng bào vùng sâu, vùng xa đầu năm Nhâm Dần
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lào Cai tổ chức phiên giao dịch việc làm cho đồng bào vùng sâu, vùng xa đầu năm Nhâm Dần

Những ngày đầu năm Nhâm Dần, nhờ chính sách mở cửa kinh tế, thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19 của Chính phủ, các doanh nghiệp trong nước đã đồng loạt tăng tốc phục hồi sản xuất. Theo đó, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cũng đang tăng lên, nhất là sau dịp nghỉ Tết nguyên đán.

Tại nhiều địa phương như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La… ngay từ đầu năm 2022 đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác định hướng, tuyên truyền giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho người dân.

Anh Sùng Mí Long, dân tộc Mông (Hà Giang), chuyên viên tư vấn việc làm của Công ty Cung ứng nguồn nhân lực Hải Nam cho biết, để bảo đảm các vị trí việc làm cho người lao động, công ty anh đã đăng thông báo tuyển dụng từ trước Tết Nguyên đán.

“Sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, hầu như đầu năm nào, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực đều tăng cao. Năm nay, Công ty đang dự kiến kết nối khoảng 10.000 vị trí việc làm cho công nhân với các đơn vị tuyển dụng. Các ngành nghề chủ yếu là linh kiện điện tử và may mặc, làm việc tại các khu công nghiệp cho các công ty ở các vùng Bắc Ninh, Bắc Giang và Vĩnh Phúc”, anh Long cho biết.

Để bảo đảm công việc cho bà con vùng đồng bào DTTS, Công ty anh Long đến trực tiếp các bản làng xa xôi ở tỉnh Hà Giang như: Thôn Lũng Hòa B, xóm Ma Lé (huyện Đồng Văn), xóm Sủng Chái (huyện Hoàng Su Phì)… để trao đổi trực tiếp, giới thiệu việc làm phù hợp cho bà con. Ngoài ra, Công ty tận dụng quảng bá trên các trang mạng xã hội để tìm kiếm nguồn nhân lực.

Người lao động tại xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đi làm việc tại Bắc Ninh trong đầu năm 2022
Người lao động tại xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đi làm việc tại Bắc Ninh trong đầu năm 2022

Ông Trương Hồng Trường, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh Lào Cai cho biết, ngay từ đầu năm, nhu cầu tuyển dụng lao động tại địa phương này của các công ty, doanh nghiệp ở ngoài tỉnh như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang... khá cao. Hiện tại, Trung tâm đang phối hợp với các doanh nghiệp, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dạy nghề các huyện, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, các hội nghị tư vấn, tuyển dụng lao động. 

Ngoài tra, Trung tâm chú trọng thông tin, giới thiệu việc làm tới các xã vùng sâu, vùng xa, có đông đồng bào DTTS, thông qua các buổi tư vấn việc làm trực tiếp; các chương trình phát thanh tiếng dân tộc về nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh; phát tờ rơi, treo pa - nô, áp phích tại xã được thông tin tới người dân.

Tại Hà Giang, nhu cầu tuyển dụng đầu năm 2022 của các doanh nghiệp cũng đang tăng cao hơn so với năm trước. Ông Bùi Văn Lựa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hà Giang cho biết, các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng 25.000 - 30.000 công nhân ở các vị trí như may mặc, điện tử, sản xuất gỗ… Cũng theo ông Lựa, trong các phiên giao dịch việc làm, có rất nhiều lao động có kinh nghiệm và những lao động hồi hương sau dịch Covid-19.

Trước cơ hội giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân, các chính quyền, cơ quan chuyên ngành, các tổ chức địa phương miền núi phía Bắc đang tích cực kết nối, tư vấn, hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, với mục tiêu để tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong việc tiếp cận thị trường lao động và tăng hiệu quả giải quyết bài toán lao động - việc làm cho người lao động địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.