Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cơ hội tiếp cận việc làm nhờ công nghệ

PV - 09:29, 08/05/2019

So với những phiên giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ, bị hạn chế về thời gian và không gian, thì những sàn giao dịch trên mạng giúp cho mọi người có thể chủ động tìm kiếm việc làm hơn, ngay cả ở vùng sâu, vùng xa vẫn có thể tiếp cận mà không gặp bất kỳ rào cản nào.

Người lao động tham gia tra cứu việc làm trực tuyến. Ảnh: MH Người lao động tham gia tra cứu việc làm trực tuyến. Ảnh: MH

Lên mạng tìm việc

Không có điều kiện để mang hồ sơ chuẩn bị đến các phiên giao dịch việc làm được tổ chức tại địa phương, anh Nguyễn Văn Phú (xã Cao Xá, huyện Tân Yên, Bắc Giang) đã sử dụng điện thoại thông minh để lên mạng tìm việc. Để cập nhật thường xuyên về nhu cầu công việc cũng như các việc làm mới nhất, anh đã tải về máy những ứng dụng di động (viết tắt là apps) tuyển dụng. Anh chia sẻ, so với hành trình mang hồ sơ tới và dò tìm đầu việc làm tại các bảng thông báo trong các trung tâm dịch vụ việc làm thì tìm việc trên mạng nhanh chóng, đơn giản và dễ tra cứu hơn nhiều.

Nhiều chương trình giới thiệu việc làm tổ chức tại các trường đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thương Mại tổ chức trong thời gian vừa qua, bên cạnh những gian hàng tuyển dụng còn có rất nhiều gian hàng giới thiệu các trang web, ứng dụng tìm việc cho các bạn sinh viên, người lao động có nhu cầu như vietnamworks.com, iworking.vn, viecngay.vn, jupviec.vn, jobsgo.vn...

Hầu hết tại các trang web, ứng dụng tuyển dụng này đều đã có sự phân loại vị trí việc làm, từ nhóm công việc quản lý, văn phòng, tới các việc làm phổ thông, việc bán thời gian, việc làm tại nhà hay các vị trí công nhân, thợ… phù hợp với mọi trình độ, lứa tuổi, thuận tiện cho người tìm việc. Nhiều ứng dụng, wesite còn tập trung chuyên sâu vào các đối tượng riêng, như viecngay.vn hướng tới thị trường lao động phổ thông, jupviec.vn là sàn giao dịch việc làm cho các công việc giúp việc nhà toàn thời gian, bán thời gian…

Bạn Chu Khánh Trang (sinh viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, nhiều ứng dụng còn có chức năng trao đổi trực tuyến, để người tìm việc và nhà tuyển dụng trao đổi trực tiếp nên đã rút ngắn thời gian đi phỏng vấn cũng như giải đáp thắc mắc của hai bên.

Kết nối cung-cầu lao động hiệu quả

Thông tin từ Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động được tăng cường, hiệu quả hơn thông qua hoạt động giao dịch việc làm của các sàn giao dịch việc làm cố định và sàn online. Trong đó có việc kết nối 63 website của các Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội trên toàn quốc tại Cổng thông tin điện tử việc làm Việt Nam (vieclamvietnam.gov.vn), tạo thành hệ thống và chia sẻ thông tin việc làm trống và thông tin người tìm việc giữa các địa phương.

Đến thời điểm này, đã có hơn 220 triệu lượt truy cập cổng thông tin việc làm, bình quân 150 ngàn lượt truy cập mỗi ngày. Tính trung bình, website thường xuyên đăng tải thông tin việc làm trống của hơn 65.000 doanh nghiệp và thông tin tìm việc của hơn 35.000 người. Ngay tại phiên giao dịch việc làm đầu xuân 2019 do Cục Việc làm phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức đầu tháng 3 vừa qua, phiên giao dịch được kết nối trực tuyến online với Sàn giao dịch việc làm của các tỉnh Bắc Ninh, Bình Dương, Hải Dương, Cần Thơ và 15 sàn vệ tinh trên địa bàn TP. Hà Nội để kết nối thị trường lao động.

Theo đại diện của các công ty quản lý ứng dụng, thông tin về việc làm trống và người tìm việc luôn được cập nhật hằng ngày. Đây cũng là những kênh kết nối cung-cầu lao động, rút ngắn thời gian tìm việc của người lao động; thời gian tuyển dụng của người sử dụng lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn, góp phần tăng trưởng và giải quyết việc cho người lao động được đánh giá cao hiện nay. Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của thị trường, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn.

Ông Nguyễn Nhật Trường, đại diện một doanh nghiệp logistic tham gia tuyển dụng tại Hà Nội cho biết, khó khăn của công ty khi phát triển các chi nhánh tại các huyện, nhất là khu vực miền núi, biên giới là tìm nhân sự phù hợp, trong khi các địa phương chưa phát triển mạnh về công nghệ nên doanh nghiệp thường vẫn đăng tin tuyển dụng theo cách truyền thống-qua tờ rơi, tập gấp, dán tại các bảng thông tin hay qua loa phát thanh của huyện, xã. Nhiều khi doanh nghiệp và người lao động “không gặp” được nhau vì thông tin không thông suốt. Vì vậy, việc phát triển các ứng dụng công nghệ sẽ giúp tháo gỡ khó khăn cho cả người lao động và nhà tuyển dụng, nhất là trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt để tìm kiếm nhân tài như hiện nay.

Nhiều ứng dụng còn có chức năng trao đổi trực tuyến, để người tìm việc và nhà tuyển dụng trao đổi trực tiếp nên đã rút ngắn thời gian đi phỏng vấn cũng như giải đáp thắc mắc của hai bên.” Bạn Chu Khánh Trang  (sinh viên Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội)

PHƯƠNG THẢO

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.