Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Nhiều giải pháp để lấp “lỗ hổng” trong hoạt động khai thác than

PV - 14:19, 07/05/2019

Lợi dụng việc vận chuyển bã thải quặng than, thời gian qua, nhiều đơn vị khai thác đã tuồn thẳng quặng than ra ngoài bán cho các đơn vị tư nhân. Lỗ hổng trong hoạt động này đang khiến Nhà nước bị thất thu một khoản tài nguyên rất lớn…

Thời gian qua, hoạt động khai thác, vận chuyển than lậu diễn ra phức tạp. Thời gian qua, hoạt động khai thác, vận chuyển than lậu diễn ra phức tạp.

Thất thoát tài nguyên

Theo thông tin từ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (gọi tắt là Tổng cục), thời gian qua, hoạt động tuyển rửa xít quặng than vô cùng phức tạp. Chỉ tính riêng thời điểm tháng 12/2018, tại xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã có tới gần 20 bãi, điểm tập kết, tuyển rửa xít lấy than trái phép. Xít thải sau khi lấy từ các mỏ than ở khắp nơi đến Cụm Công nghiệp Cẩm Thịnh sẽ được đưa lên máy móc tuyển rửa lấy than bùn qua loa, rồi xuất bán đi khắp nơi ở trong nước, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài bằng tàu biển.

Không chỉ diễn ra ở Quảng Ninh, tại Mỏ than Phấn Mễ (huyện Phú Lương, Thái Nguyên), các xưởng xung quanh khu vực hoạt động tuyển rửa than trá hình cũng diễn ra công khai khiến dư luận rất bức xúc. Mỏ than Phấn Mễ được thành lập 1960, thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Mỏ than này có công suất thiết kế ban đầu 50.000 tấn/năm.

Thời gian qua, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã ký với các công ty tư nhân hợp đồng kinh tế mua bán sái thải và bã sái thải sau tuyển. Nhưng trên thực tế, các loại “sái sau tuyển” mà Mỏ than Phấn Mễ bán đều được múc và vận chuyển từ dưới lòng mỏ than lên bãi thải, không qua khu vực nghiền tuyển của mỏ, mà đưa thẳng về các xưởng tuyển tư nhân ở bên ngoài. Trước sự việc trên, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cũng đã vào cuộc làm rõ sai phạm, đồng thời sẽ xử lý trách nhiệm sai phạm.

TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng Ban Chiến lược Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam nhận định, trong ngành than có ba chỉ tiêu hiện vật đang bị đánh cắp nhiều nhất là: than, đất đá bốc và mét lò. Nếu buông lỏng quản lý, than lậu sẽ tràn ngập và giá than trong nước tăng cao hơn giá than nhập khẩu.

Siết chặt quản lý

Trước tình trạng trên, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã có công văn gửi các công ty, tập đoàn về than yêu cầu, báo cáo các nội dung về công tác quản lý, sử dụng khoáng sản tại bãi thải thuộc dự án khai thác, sàng tuyển than đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cấp phép.

Theo đó, Tổng cục yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc báo cáo cơ chế quản lý, chỉ đạo hoạt động khai thác than theo giấy phép khai thác đã được cấp Tập đoàn/Tổng công ty, trong đó có hiện trạng công tác đổ thải đất đá.

Cơ quan quản lý cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải báo cáo các khu vực lưu trữ than chất lượng thấp (không đưa trong báo cáo sản lượng khai thác thực tế theo công suất được phép khai thác ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản); các khu vực chứa bã sàng sau tuyển rửa; thực trạng việc thu hồi, sử dụng và tiêu thụ (bã xít, bã sàng, than chất lượng thấp, khoáng sản khác) theo từng giấy phép.

Đối với các giấy phép khai thác than cấp trực tiếp cho đơn vị trực thuộc TKV và Tổng công ty Đông Bắc, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cũng yêu cầu báo cáo hiện trạng công tác đổ thải đất đá; các khu vực lưu trữ than chất lượng thấp; khu vực chứa bã sàng sau tuyển rửa; thực trạng việc thu hồi, sử dụng và tiêu thụ (bã xít, bã sàng, than chất lượng thấp, khoáng sản khác) theo từng giấy phép.

Ngoài ra, Tổng cục yêu cầu TKV và Tổng công ty Đông Bắc nêu rõ khối lượng (bã xít, bã sàng, than chất lượng thấp, khoáng sản khác) đã sử dụng, tiêu thụ; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước...

Tổng cục cũng yêu cầu, đối với phạm vi các mỏ đã được cấp phép, nếu như khoáng sản, than ở bãi thải đang hoạt động, doanh nghiệp phải báo cáo Bộ TN&MT, giấy phép cấp thế nào thì doanh nghiệp khai thác đúng như vậy.

Theo Tổng cục, những loại khoáng sản khác, kể cả đá trong khu vực mỏ than hay xít (than chất lượng thấp) ở bãi thải, TKV và các doanh nghiệp khác cũng không được quyền tự động bán ra cho tư nhân như hiện nay, bởi đây là tài sản quốc gia cần được quản lý chặt chẽ.

T.HÒA

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!